Thiệt lập những mục tiêu ngắn hạn cũng như trung và dài hạn là những bước quan trọng để có được sự vững vàng tài chính. Nếu bạn không lên kế hoạch chi tiết, bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn mức mà bạn kiếm được. Sau đó, bạn có thể lâm vào tình trạng túng quẫn khi cần tiền cho một trường hợp khẩn cấp. Đó là chưa kể tới cuộc sống của bạn khi bạn về hưu. Bạn có thể sẽ mắc kẹt trong một vòng xoáy đi làm – trả nợ - tiêu xài – mắc nợ - đi làm. Hãy tiết kiệm một khoảng đáng kể để dành cho những trường hợp rủi ro trong cuộc sống.
Những người khôn ngoan nhất cũng không thể chuẩn bị cho mọi rủi ro khi chúng xảy ra được. Nhưng việc suy nghĩ về chúng sẽ cho bạn cơ hội để có những chuẩn bị về tâm lý và bạn sẽ không lâm vào trạng thái bị động khi rắc rối đến. Bạn sẽ có thể định hình cuộc sống và những mục tiêu của mình với những thay đổi bất ngờ của tương lai
Lập kế hoạch tài chính hằng năm cho bạn cơ hội để nhìn lại những mục tiêu, cải thiện chúng, và đánh giá những việc bạn đã làm trong một năm qua. Nếu bạn chưa bao giờ thiết lập mục tiêu tài chính nào trước đó. Hãy bắt đầu ngay bây giờ. Có những mục tiêu từ ngắn hạn đến dài hạn. Các chuyên gia tài chính khuyên bạn nên làm theo các hướng dẫn bên dưới để giúp bạn duy trì cuộc sống thoải mái hiện tại, phòng tránh những rủi ro và tiết kiệm cho việc nghỉ hưu.
1. Các mục tiêu tài chính ngắn hạn
Thiết lập các mục tiêu tài chính ngắn hạn sẽ cho bạn nền tảng và sự tự tin cần thiết để bạn đạt được những mục tiêu lớn tốn nhiều thời gian hơn. Những mục tiêu đầu tiên cần đơn giản để dễ dàng đạt được và thường thời gian ít hơn một năm: Tạo một ngân quỹ và theo dõi nó. Xây dựng quỹ khẩn cấp. Trả hết nợ thẻ tín dụng. Đấy là những vấn đề then chốt.
a. Xây dựng một ngân quỹ
Bạn không thể biết nơi bạn sẽ đến cho đến khi bạn biết nơi bạn xuất phát. Bạn có thể sẽ sốc khi biết mình đã lãng phí bao nhiêu tiền bạc vào những thứ vô bổ hàng tháng. Một cách dễ dàng để theo dõi các khoản đã chi tiêu của bạn là sử dụng một file excel để ghi chép và phân loại từng khoản chi tiêu trong tài khoản ngân hàng vài tháng qua.
Khi bạn thấy cách bạn đã chi tiêu như thế nào thì từ những thông tin đó bạn có thể đưa ra các quyết định tốt hơn về việc sẽ chi tiêu tiền của bạn vào những khoản nào trong tương lai. Bạn sẽ cân nhắc rằng, việc ra ngoài ăn thường xuyên có thực sự cần thiết với bạn. Nếu có, bạn cứ tiếp tục. Nếu không, bạn hãy tìm cách để tiết kiệm chúng mỗi tháng. Bạn sẽ nhận ra rằng mình sẽ chi tiêu ít hơn khi đi ăn ở nhà hàng bình dân hơn, tự nấu ăn hoặc ăn chung với ai đó…….
b. Tạo một quỹ khẩn cấp
Một quỹ khẩn cấp là khoản tiền bạn dành riêng để chi tiêu cho những chi phí phát sinh không lường trước. Để bắt đầu bạn có thể để dành một khoản tiền nhỏ 5-10 triệu. Khi bạn đạt được khoảng này rồi, bạn hãy mở rộng nó lên dần để nó có thể phòng hộ cho những rủi ro tài chính lớn hơn như tai nạn hoặc mất việc. Hãy nhớ về đợt covid 19. Những người không có quỹ phòng hộ khi đại dịch ập đến ắt hẳn họ đã mong ước mình đã để dành tiền cho quỹ này nhiều như thế nào.
Các chuyên gia đề xuất, khoản tiền tối thiểu bạn để dành cho quỹ này tương đương với chi phí sinh hoạt của 3 tháng nhưng nếu bạn để dành cho quỹ khẩn cấp lượng tiền tương đương 6 tháng sinh hoạt phí thì mọi chuyện sẽ dễ thở hơn. Một cách để xây dựng quỹ này nhanh chóng đó là bạn hãy cắt giảm các chi tiêu dư thừa. Kiếm thêm tiền bằng cách bán những thứ không cần thiết. Làm thêm công việc bán thời gian dựa trên sở thích của mình. Tất cả những việc này sẽ giúp tăng tốc độ tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp của bạn nhanh hơn.
Sử dụng chuyển khoản tự động cho tất cả các khoản thu nhập hàng tháng của bạn vào quỹ khẩn cấp cho tới khi quỹ đạt được mục tiêu tích lũy. Nếu bạn có thêm tiền thưởng hay hoa hồng hãy chuyển hết vào quỹ ngay lập tức. Nếu bạn chờ đến cuối tháng mới làm việc đó, có thể bạn sẽ không còn lại gì để chuyển vào quỹ cả. Sau khi quỹ khẩn cấp hoàn thành bạn có thể thiết lập thêm các quỹ khác như quỹ để về hưu, quỹ tiền học cho con, quỹ du lịch…
c. Trả hết nợ thẻ tín dụng
Hiện tại vẫn đang có tranh cãi quanh việc nên trả hết nợ thẻ tín dụng trước hay nên lập quỹ khẩn cấp trước. Một bên thì cho rằng, bạn cần có quỹ khẩn cấp vẫn nên được ưu tiên hơn vì nếu không có quỹ khẩn cấp thì các vấn đề bất ngờ có thể đẩy bạn lún sâu hơn vào nợ thẻ tín dụng. Bên còn lại cho rằng, lãi suất của thẻ tín dụng quá cao, việc bạn tích lũy một số tiền lớn không lãi suất trong khi phải tiếp tục gồng khoản lãi suất cao là quá phi lý. Hãy chọn yếu tố nào phù hợp với bạn để làm trước. Bạn cũng có thể làm cả 2 cùng lúc, vừa trả nợ thẻ vừa gầy dựng quỹ khẩn cấp.
Lên danh sách thẻ tín dụng của bạn theo tỉ lệ lãi suất từ thấp đến cao. Sau đó trả những khoản tối thiểu cho tất cả các thẻ và rồi ưu tiên trả phần dư cho những thẻ có lãi suất cao nhất. Tập trung mọi nguồn lực của bạn vào việc thanh toán các khoản nợ của những thẻ này. Đây là hiệu ứng hòn tuyết lăn. Lý thuyết của hiệu ứng này là bạn sẽ trả hết các khoản nợ nhỏ rồi tới khoản nợ lớn mà ít chịu tổn thương vì lãi suất nhất. Trả xong các khoản nợ nhỏ sẽ tạo động lực để bạn trả tiếp các khoản nợ lớn hơn và rồi bạn sẽ trả hết nợ.
2. Các mục tiêu trung hạn
Khi bạn đã tạo được một ngân sách, tích lũy được quỹ khẩn cấp và trả hết nợ thẻ tín dụng. Đã tới lúc bạn tiến tới các mục tiêu tài chính trung hạn. Những mục tiêu này sẽ tạo cây cầu giữa các mục tiêu ngắn và dài hạn về mặt tài chính cho bạn
a. Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ
Bạn có vợ chồng hay con cái, những người phụ thuộc vào thu nhập của bạn không? Nếu có, bạn cần bảo hiểm nhân thọ để hỗ trợ họ trong trường hợp bạn ra đi mãi mãi. Các điều kiện của bảo hiểm nhân thọ thường dễ dàng và chi phí cũng thấp khi bạn còn trẻ. Bạn hãy tìm kiếm một đại lý uy tín để nhờ tư vấn. Đại lý tốt sẽ giúp bạn tìm được gói bảo hiểm phù hợp với mình. Hầu hết bảo hiểm nhân thọ đều yêu cầu bạn có một sức khỏe tốt nếu bạn không có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe thì bạn cứ yên tâm, chắc chắn sẽ có công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho bạn.
Ngoài ra nữa bạn cũng nên chú ý đến bảo hiểm sức khỏe (bảo hiểm y tế) để bảo vệ nguồn thu nhập của mình tránh bị tổn thất khi rủi ro xảy ra. Hầu hết các doanh nghiệp đều đóng bảo hiểm này cho bạn. Nếu nơi bạn làm việc không đóng bảo hiểm sức khỏe cho bạn thì bạn hãy tự mình đóng lấy.
b. Trả hết mọi khoản nợ
Nợ mua nhà, trả góp, nợ sinh viên, nợ gia đình….. Mặc dù các khỏa nợ này có nhiều khoản lãi suất rất thấp nhưng việc bạn trả bớt các khoản nợ sẽ giúp bạn giải phóng tiền mặt để có thể tích lũy cho kế hoạch về hưu hoặc các kế hoạch khác của bạn.
3. Mục tiêu tài chính dài hạn
Mục tiêu tài chính dài hạn lớn nhất của một người là đủ tiền để nghỉ hưu. Một quy luật chung là bạn nên tiết kiệm 10 đến 15% thu nhập của mình hằng năm. Nếu bạn đang đóng bảo hiểm xã hội cứ tiếp tục duy trì nhưng cần lưu ý rằng, chắc chắn tiền chỉ từ bảo hiểm xã hội sẽ không đủ để bạn về hưu. Vì thế, bạn cần tiết kiệm thêm. Ngoài ra, Bạn càng định hình rõ cuộc sống của bạn khi về hưu thì bạn càng dễ xác định được khoảng tiền mình cần để tiết kiệm
a. Ước lượng toàn bộ chi phí khi về hưu mà bạn cần
Bạn có thể ước lượng việc này dựa trên thông tin khi bạn bắt đầu thiết lập những mục tiêu tài chính ngắn hạn. Một lưu ý nhỏ là bạn nên chú ý và gia tăng chi phí sức khỏe trong kế hoạch vì chi phí sức khỏe có xu hướng càng ngày càng tăng. Lấy ước lượng chi phí hàng năm trừ đi thu nhập bạn sẽ nhận. Bao gồm bảo hiểm xã hội, các phúc lợi, quỹ hưu trí… Chúng sẽ cho bạn biết số tiền bạn còn thiếu và bạn phải tiết kiệm được đủ số tiền thiếu này để có thể nghỉ hưu.
Ngoài ra, bạn cũng nên xác định tổng số tài sản bạn có khi bạn về hưu. Điều này phụ thuộc vào vào những gì bạn tích lũy được hàng năm sau khi đã chi tiêu hết cho những nhu cầu cơ bản. Một nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn rút 4% hoặc ít hơn từ tổng tài sản của bạn kết hợp với các phúc lợi xã hội mà quỹ vẫn không làm thay đổi đáng kể thu nhập của quỹ thì tức là quỹ đã đạt yêu cầu để đảm bảo cuộc sống khi về hưu của bạn.
Ví dụ nếu bạn về hưu với 1tr đô la (23 tỷ) và mỗi năm bạn rút 4% tương đương với 40k đô la (800tr) và tăng dần theo tỉ lệ lạm phát 2% mỗi năm vào năm tiếp theo ( 40,8k đô la) thì bạn sẽ có 30 năm để rút hết tiền. Nên nếu bạn nghỉ hưu đúng tuổi ở tuổi 61 thì tới khi bạn 91 tuổi thì bạn mới rút hết quỹ. Điều này mặc định là quỹ 1tr đô của bạn trong 30 năm không sinh lời.
b. Gia tăng tài khoản tiết kiệm cho nghỉ hưu
Quy luật 4% ở trên không bảo đảm 100% là cuộc sống về hưu của bạn sẽ được ổn định. Cuộc sống vốn có nhiều bất ngờ và những rủi ro vẫn thường xuyên xảy ra. Hãy cố gắng gia tăng tài khoản tiết kiệm cho nghỉ hưu càng nhiều càng tốt. Nếu bạn làm việc cho một công ty và có công đoàn mạnh hãy cứ làm việc và nhận đầy đủ phúc lợi khi về hưu cho nhân viên. Bên cạnh đó hãy học đầu tư, những khoản đầu tư với rủi ro thấp và mức sinh lời vừa phải cho tài khoản hưu trí. Điều làm tổn hại tới mọi người nhiều nhất khi họ không có tài khoản hưu trí là do họ không biết phải cố gắng từ đâu hoặc họ quá lo sợ rủi ro khi đầu tư. Vì vậy tài sản của họ không tăng lên theo thời gian được
Nhận xét
Đăng nhận xét