Bạn cần bao nhiêu tiền để về hưu là một câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Bên cạnh nhiều vấn đề không đo đếm được khác như: Khi nào thì bạn nghỉ hưu? Bạn sẽ chi tiêu khi nghỉ hưu thế nào? Và bạn sẽ nghỉ hưu bao lâu?... Dưới đây là những cột mốc mà bạn cần chú ý khi thiết lập kế hoạch nghỉ hưu của mình. Có thể bạn sẽ không trải qua tất cả những cột mốc. Nhưng theo dõi chúng sẽ giúp bạn triển khai kế hoạch nghỉ hưu của mình một cách hiệu quả hơn.
Các chuyên gia khuyến nghị rằng, bạn cần tiết kiệm 15% thu nhập hằng năm của mình ở tuổi 25 và đầu tư nhiều hơn 50% các khoản tiết kiệm này vào chứng khoán trong suốt cuộc đời của bạn, sau đó nghỉ hưu ở tuổi 67 và có kế hoạch để duy trì phong cách sống khi về hưu của mình. Các chuyên gia chỉ ra rằng khi bạn nghỉ hưu ở tuổi 67 bạn nên có số tiền đáng giá gấp 10 lần chi tiêu hằng năm của mình. Điều này đảm bảo bạn sẽ chắc chắn có đủ kinh phí để duy trì cuộc sống khi về hưu. 10 lần chi tiêu hằng nay có thể là khá lớn. Tuy nhiên, bạn có nhiều năm để đạt được mức đấy. Để giúp bạn đạt được mục tiêu đó, các chuyên gia cũng đã đưa ra các cột mốc dựa vào độ tuổi. Việc này giúp bạn chia nhỏ mục tiêu ra làm nhiều năm. Nó giúp bạn dễ dàng phấn đấu và theo dõi thành tích của mình. Mục tiêu tiết kiệm của bạn nên giống như hình bên dưới. 1x chi phí hàng năm khi bạn 30, 3x khi bạn 40, 6x khi 50 và 8x khi 60.
Tuổi của bạn khi bắt đầu lên kế hoạch nghỉ hưu là một yếu tố rất quan trọng quyết định con đường cũng như số tiền mà bạn phải tích lũy. Bạn bắt đầu càng sớm thì mục tiêu của bạn càng dễ thực hiện, số tiền bạn phải tiết kiệm qua các mốc cũng ít hơn. Bên cạnh đó, bạn càng trì hoãn thời gian nghỉ hưu của mình càng lâu thì bạn sẽ càng có nhiều thời gian để tích lũy và quá trình tích lũy cũng nhẹ nhàng hơn.
Ví dụ: Bạn sẽ nghỉ hưu muộn vào tuổi 70 thì bạn sẽ chỉ cần 8 lần chi phí hằng năm được tiết kiệm. Tuy nhiên nếu bạn muốn nghỉ hưu ở tuổi 67 thì bạn lại cần tới 10 lần chi phí hằng năm và ở tuổi 65 thì con số là 12 lần.
Dĩ nhiên, bạn không thể luôn luôn lựa chọn được khi nào bạn nghỉ hưu. Sức khỏe và công việc của bạn không nằm trong quyền kiểm soát của bạn. Nhưng bạn cần nhớ rõ: làm việc nhiều hơn và tiết kiệm sớm hơn sẽ giúp con đường tích lũy của cải để về hưu của bạn thảnh thơi, đơn giản hơn.
Một yếu tố quan trọng khác. Bạn mong chờ rằng mình sẽ chi tiêu tiết kiệm hơn khi về hưu? Hay bạn muốn một phong cách sống không khác với hiện tại. Cũng có thể bạn muốn tận hưởng phần đời còn lại của bạn một cách xa hoa? Tùy từng phong cách sống mà bạn cần phải chuẩn bị số tiền để về hưu lớn hơn.
Ví dụ: Một người muốn chọn lối sống trung bình. Không có gì thay đổi khi về hưu thì cần tích lũy 10x chi phí hằng năm để có thể về hưu ở tuổi 67. Nếu bạn muốn về hưu ở tuổi 67 và bạn đồng ý chi tiêu tiết kiệm hơn thì bạn chỉ cần tích lũy 8x chi phí hằng năm thay vì 10x như những người trung bình. Và tương tự cho người muốn có lối sống xa hoa hơn họ cần tích lũy 12x chi phí hằng năm.
Phải làm gì khi bạn bị bỏ lại phía sau? Nếu bạn dưới 40 câu trả lời đơn giản là tiết kiệm nhiều hơn và đầu tư nhiều hơn. Dĩ nhiên, bạn cần đa dạng hóa rủi ro. Cổ phiếu và gửi tiết kiệm có những tính chất về lợi nhuận cũng như rủi ro khác nhau. Nếu bạn muốn đầu tư nhiều cho cổ phiếu với kỳ vọng lợi nhuận lớn hơn, bạn phải chấp nhận rủi ro có thể xảy ra gây thua lỗ lớn hơn gửi tiết kiệm. Nếu bạn đã hơn 40 tuổi. Câu trả lời là bạn cần phải tập trung vào tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu và làm việc nhiều hơn. Lúc này, việc đối đầu với rủi ro đầu tư đôi khi lại gây ra những phiền phức lớn hơn phần lợi nhuận bạn nhận được.
Không quan trọng bạn bao nhiêu tuổi. Tập trung vào mục tiêu. Đừng chán nản vì bạn không đạt được những cột mốc. Luôn luôn có nhiều cách để đạt được nhưng cột mốc thông qua làm việc và tiết kiệm. Chìa khóa là hãy hành động càng sớm càng tốt.
Nhận xét
Đăng nhận xét