Trong vòng 2 năm 2020-2022, 1% những người giàu nhất thế giới đã nắm giữ 2/3 tất cả tài sản mới được tạo ra trên thế giới.
1. Tình hình thực tế
Tổng cộng có 42k tỉ USD tài sản được tạo ra trên thế giới trong 2 năm qua. Trong đó có 26k tỉ USD được nắm giữ bởi top 1% những người giàu nhất. 99% dân số còn lại của thế giới chỉ nắm giữ 16k tỉ USD. Tính trung bình, nếu một người bình thường nằm trong top 90% dân số thế giới kiếm được 1 USD thì 1 tỷ phú sẽ kiếm được gấp 1.7 triệu lần người đó.
Xét về dài hạn hơn, tốc độ tăng trưởng tài sản toàn cầu đã tăng nhanh và người giàu đã sở hữu một nửa số của cải được tạo mới trong vòng 10 năm qua.
2. Tại sao người giàu lại càng giàu
Người giàu chỉ áp dụng một nguyên tắc được gọi là “ hiệu ứng lợi nhuận tích lũy liên quan đến vốn” nói đơn giản hơn họ giàu có nhờ nắm giữ các tài sản trước đó và theo thời gian các tài sản này lại càng ngày càng tăng giá mạnh và họ càng ngày càng trở nên giàu có. Họ thường sử dụng tài sản hiện có để tạo ra thêm thu nhập hoặc lợi nhuận. Ví dụ, họ có thể đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc bất động sản, và sau đó sử dụng lợi tức hoặc thu nhập đó để đầu tư thêm. Quá trình này tạo ra một chuỗi lãi kép, khiến giàu có của họ tăng lên nhanh chóng theo thời gian.
3. Vậy chúng ta phải làm gì
Nếu bạn để ý kỹ trong hình phía trên bạn sẽ thấy. Thông qua các chu kỳ kinh tế. Tài sản của người giàu sẽ suy giảm vào thời kỳ khó khăn. Nhưng khi tình hình thuận lợi, tài sản của họ sẽ gia tăng với tốc độ nhanh gấp nhiều lần, lấy lại những gì đã mất trong thời kỳ suy thoái kinh tế và lượng tài sản họ nắm giữ sẽ lại tiếp tục vượt xa giá trị cũ. Vì thế, thay vì tập trung vào các giá trị ngắn hạn liên quan đến lãi suất, vĩ mô. Bạn hãy tập trung vào các giá trị dài hạn hơn đó là phát triển kỹ năng, nắm giữ tài sản và theo sát thị trường.
Nhận xét
Đăng nhận xét