Chuyển đến nội dung chính

USD sẽ chết?

Gần đây, có nhiều bàn luận về tình trạng đồng USD đang bị suy giảm và có nguy cơ sẽ bị thay thế. Nhiều nhà kinh tế, chính trị gia, nhà đầu tư và các chuyên gia tài chính đã đưa ra những luận điểm cho rằng đồng USD đang đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế và chính trị. Những điều này sẽ làm cho đồng USD mất đi vị thế là đồng tiền dự trữ toàn cầu. Trong bối cảnh này, việc dự đoán tương lai của đồng USD là một vấn đề đáng quan tâm và cần được thảo luận

USD die


1. Lịch sử thống trị của đồng USD

a. Sự vĩ đại của nước Mỹ

Hoa kỳ là nước không bị tàn phá và được hưởng lợi rất lớn từ chiến tranh thế giới. Điều này đã giúp cho nền kinh tế Mỹ phát triển một cách mạnh mẽ sau thế chiến. Trong suốt thời kỳ chiến tranh, Mỹ đã phát triển một ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ vào sản xuất quân sự lớn đầy hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của quân đội. Sau chiến tranh, những cơ sở hạ tầng và khả năng sản xuất này đã được chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa dân sự, giúp nền kinh tế phát triển vượt trội. Mỹ cũng đã chi tiêu một khoản lớn tiền bạc để phục hồi các nước châu Âu và châu Á bị tàn phá bởi chiến tranh. Nhờ vào sự đầu tư này, Mỹ đã trở thành một đối tác kinh tế toàn cầu và thu được nhiều lợi ích kinh tế. Ngoài ra, chính phủ Mỹ đã rất khôn ngoan khi nắm lấy cơ hội kích thích kinh tế khi cả thế giới còn đang hoàng tàn đổ nát. Chính phủ Mỹ đã thực hiện nhiều chính sách kinh tế khác nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, bao gồm việc giảm thuế và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp. Nhờ những chính sách này, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã vươn lên giành thị phần và có được vị trí thống trị trên toàn thế giới.

Việc giao thương giữa các nước với nhau việc sử dụng đồng nội tệ của mỗi quốc gia sẽ đem đến rủi ro thanh khoản và tài chính cho các giao dịch. Nếu tình hình chính trị ở một quốc gia bất ngờ gặp bất ổn, đồng nội tệ của nước đó sẽ mất giá hoặc bị thay thế ngay lập tức. Điều này làm cho nhiều quốc gia phải đặt niềm tin và sử dụng một đồng tiền trung gian trong các giao dịch quốc tế để phòng ngừa rủi ro. Với vị thế của mình, đồng đô la Mỹ đã được lựa chọn trở thành đồng tiền trung gian ấy và nó đã nhanh chóng trở nên phổ biến khắp nơi.

Niềm tin vào đồng đô la đến từ niềm tin vào nền kinh tế lớn nhất thế giới có đóng góp tới hơn 20% GDP toàn cầu. Hoa Kỳ cũng được coi là một quốc gia ổn định chính trị, với hệ thống pháp luật và chính trị được đảm bảo. Điều này tạo ra niềm tin và lòng tin tưởng từ các nhà đầu tư và tổ chức tài chính trên toàn thế giới giúp đô la Mỹ giữ được giá trị ổn định trong thời gian dài. Mỹ còn là một trong những quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới, với quân đội mạnh mẽ, nền văn hóa phát triển, các công ty đa quốc gia và vai trò lãnh đạo quốc tế.

b. Petrodollar

Petrodollar là thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc sử dụng đô la Mỹ trong các giao dịch dầu mỏ toàn cầu. Từ petro (dầu) và dollar (đô la), petrodollar được hiểu là đồng đô la được sử dụng để mua và bán dầu mỏ.

Sau khi các nước OPEC (Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ) đồng ý chấp nhận đô la Mỹ để thanh toán cho các giao dịch dầu mỏ vào những năm 1970, đô la Mỹ trở thành đồng tiền phổ biến trong thị trường dầu mỏ toàn cầu. Các quốc gia nhập khẩu dầu mỏ từ các quốc gia xuất khẩu OPEC phải đổi tiền địa phương của họ thành đô la Mỹ để mua dầu mỏ, và các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lại giữ đô la Mỹ như là một phần của dự trữ tiền tệ của họ.

OPEC chấp nhận sử dụng petrodollar trong các giao dịch dầu mỏ toàn cầu vì nhiều lý do khác nhau ngoài những lý do phổ biến lúc bấy giờ như đồng đô la Mỹ là đồng tiền phổ biến trên thế giới, niềm tin vào nền kinh tế, sự ổn định chính trị của Mỹ thì còn có thêm hai lý do lớn khác. Đầu tiên là năng lực mua dầu mỏ của Mỹ. Vào thời điểm đó, Mỹ là quốc gia có khối lượng tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất trên thế giới và sử dụng nhiều dầu mỏ nhập khẩu từ các nước OPEC. Bằng cách sử dụng đô la Mỹ, Các nước OPEC có thể đảm bảo tính ổn định và thanh khoản cho nhu cầu cung cấp năng lượng của họ với thế giới. Thứ hai là tình hình chính trị ở vùng Ả Rập lúc bấy giờ. Quốc gia lớn và có tầm ảnh hưởng nhất khu vực là Ả-rập Xê-út (Saudi Arabia) đang có nhiều bất đồng và mâu thuẫn gay gắt với kẻ thù truyền kiếp của mình là Iran. Việc trở thành đồng minh thân cận của Mỹ và chấp thuận sử dụng đồng USD trong thanh toán dầu mỏ sẽ tạo lợi thế chính trị và quân sự cho Arabia trước Iran.

2. Các sự kiện gần đây ảnh hưởng đến đồng USD

  • ArapSaudi tham gia liên minh kinh tế với Ấn Độ và Trung Quốc, Nga, Pakistan và 4 quốc gia Trung Á để bước đầu thoát khỏi sự phụ thuộc Petro-dola
  • Brazil, Russia, India, China, and South Africa (BRICS) đồng ý xây dưng đồng tiền chung mới cho Khối 
  • Pháp và TQ ký hiệp định thanh toán khí đốt bằng Đồng NDT 
  • Brazil chấp thuận dùng NDT thanh toán cho các hợp đồng kte xuyên quốc gia với TQ 
  • Arapsaudi chấp nhận thanh toán dầu bằng NDT

Những sự kiện này như những đòn giáng mạnh xuống vị thế của đồng đô la trên thị trường tiền tệ thế giới. Nguyên nhân của những sự kiện này bắt nguồn từ chính Hoa Kỳ. Với vị thế toàn cầu của mình, chính phủ Mỹ mà cụ thể là FED (cục dự trữ liên bang) đã bơm một lượng tiền khủng ra thị trường để cứu nền kinh tế Mỹ khi gặp các vấn đề to lớn như dịch bệnh covid hay khủng hoảng, suy thoái kinh tế. Điều này vô tình đã làm mất giá USD đang được dự trữ ở các nước khác (do số lượng tiền USD được in ra thêm đã làm giảm sức mua với số tiền in ra trước đó) nói cách khác để cứu mình, Mỹ đã xuất khẩu lạm phát ra toàn thế giới. Cũng với vị thế của mình, Mỹ có thể áp lệnh phong tỏa tài khoản, trừng phạt các quốc gia mà Mỹ cho rằng không thân thiện. Chẳng hạn các nước như Nga, Trung Quốc và một số nước Ả rập, Nam Mỹ…. Chính phủ Mỹ đã làm điều này nhiều lần trong quá khứ. Các nước lớn cảm thấy không thỏa đáng khi họ cũng là cường quốc nhưng lại không có được các đặc quyền của Mỹ nên họ đã tìm mọi cách để hạ bệ đồng đô la.

Câu chuyện của Ả Rập Xê Út và Iran gần đây đang uy hiếp tới chế độ Petroldollar một cách mạnh mẽ. Thái tử Mohammed bin Salman, một người không thích chính quyền Mỹ và muốn khôi phục quyền lực cho Ả Rập đang ngày càng có nhiều quyền lực và đã có nhiều quyết định mang tầm ảnh hưởng lớn lên quốc gia giàu dầu mỏ này. Gần đây, vào ngày 30/03/2023 Ả Rập Xe Út đã đồng ý khôi phục quan hệ ngoại giao với Iran sau 7 năm cắt đứt bằng một thỏa thuận do Trung Quốc làm trung gian.

Iran hợp tác Ả Rập

3. Vị thế hiện tại của USD

Tỉ trọng USD

Thực sự vẫn chưa có điều gì làm cho nước Mỹ phải lo lắng. USD vẫn là đồng tiền được sử dụng và dự trữ nhiều nhất thế giới. Theo Quỹ Tiền Tệ Thế giới. 60% lượng dự trữ tiền tệ của các ngân hàng trung ương vẫn là đồng USD. Nhiều hơn gấp đôi 3 đồng tiền ở vị trí tiếp theo cộng lại (Euro, Yên, Bảng). Còn theo Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, khoảng 90% các giao dịch ngân hàng quốc tế được thực hiện bằng đồng USD. Điều này có nghĩa là đồng USD là đồng tiền chủ đạo được sử dụng trong các giao dịch quốc tế. Như vậy, đồng USD của Mỹ có thể sẽ bị thay thế bằng một đồng tiền khác nhưng chắc chắn điều ấy không thể xảy ra trong một tương lai gần.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chu kỳ của Benner

Samuel Benner là một phú nông thịnh vượng trước khi ông mất tất cả tài sản vào cuộc khủng hoản tài chính năm 1873 ở Hoa Kỳ. Sau thất bại ông đã cố gắng đi tìm nguyên nhân cho những biến động của thị trường và ông đã phát hiện ra một nguyên lý giải thích tính chu kỳ của thị trường Benner thậm chí đã xuất bản một quyển sách vào năm 1875 để phổ biến rộng rãi nguyên lý này. Suốt 50 năm sau đó, rất nhiều dự đoán (không phải tất cả) của ông trong quyển sách đã diễn ra chính xác. 1. Nguyên lý của chu kỳ Benner dựa trên chu kỳ gieo trồng của các loại nông sản 11 năm chu kỳ của giá ngô với các đỉnh luân phiên cách nhau 5 và 6 năm  Giá bông cũng có các đỉnh cách nhau 11 năm  27 năm chu kỳ của giá thép với các đáy là mỗi 11,9,7 năm và đỉnh là 8,9,10 năm. Ở góc độ nào đó, một người nông nhân sẽ cảm nhận chu kỳ trong dài hạn một cách dễ dàng hơn những người khác. Họ dành toàn bộ cuộc đời của mình để quan sát vòng lặp của thời tiết, nắng, mưa...Để canh tác mùa vụ. Chu kỳ 11 năm của mặt trời chắc c

MARKET MAKER , BIG BOY, CÁ MẬP. BÌM BỊP, CHIM LỢN VÀ GÀ

Bài viết được sử dụng thuyết âm mưu để viết. Tất cả mọi thứ đều là hư cấu nhà đầu tư xem giải trí chơi cho vui :v :v :v 1. MARKET MAKER Đúng như tên gọi- Nhà tạo lập thị trường hay nhà cái. Ngày xưa mình được học khi còn ở giảng đường đại học thì Market Maker mang nghĩa tích cực. Họ là những người giúp tạo thanh khoản cho thị trường và góp phần làm cho thị trường trong sạch hơn. Nhưng những Market Maker chúng ta nói đến ở đây với một định nghĩa khác mang nghĩa xấu xa và tiêu cực hơn. Market Maker là những con người giàu và siêu giàu chỉ chiếm 10% những nhà đầu tư nhưng nắm giữ 90% lượng tiền trên thị trường. Đó là những cá nhân có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, có thế lực ngoài xã hội, có khả năng nắm bắt được các thông tin doanh nghiệp - vĩ mô sớm nhất và chi phối được media tin tức . Mục đích của nhà cái khi tham gia vào thị trường cũng giống như anh em nhỏ lẻ đó là vì TIỀN. Theo thông tin thu thập được thì lớp Market Maker hiện nay ( từ cuối 2013 đến giờ) là lớp F2. Lớp này trẻ hơn lớp

Tự do tài chính nhờ phân bổ thu nhập

Tự do tài chính là mục tiêu mà rất nhiều người hướng đến. Nếu bạn đang trên con đường tìm kiếm sự tự do nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách phân loại chi tiêu - thu nhập. Cũng như cách phân bổ dòng thu nhập vào các tài khoản quan trọng để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. 1. Xác định tinh thần kỷ luật Con đường dẫn đến tự do tài chính không khó, nhưng nó đòi hỏi bạn phải kiểm soát bản thân mình thật tốt. Điều kiện duy nhất để có thể thành công trên hành trình này chính là tinh thần kỷ luật. Trừ khi bạn may mắn có một xuất phát điểm tốt (gia đình khá giả, thừa kế tài sản, may mắn trúng số….) thì hành trình của bạn có thể thong thả hơn những người khác. Nhưng đa phần, chúng ta đều không được may mắn như vậy. Con đường để đến với tự do tài chính là một quá trình lâu dài. Bạn cần xác định đoạn đi trên đường này  vài năm  và tinh thần kỷ luật cần được cam kết tuân thủ. 2. Ghi chép và phân loại các khoản thu nhập, chi tiêu a. Với các khoản thu nhập
Trang chủ


Fanpage Facebook