Tự do tài chính là mục tiêu mà rất nhiều người hướng đến. Nếu bạn đang trên con đường tìm kiếm sự tự do nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách phân loại chi tiêu - thu nhập. Cũng như cách phân bổ dòng thu nhập vào các tài khoản quan trọng để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.
1. Xác định tinh thần kỷ luật
Con đường dẫn đến tự do tài chính không khó, nhưng nó đòi hỏi bạn phải kiểm soát bản thân mình thật tốt. Điều kiện duy nhất để có thể thành công trên hành trình này chính là tinh thần kỷ luật. Trừ khi bạn may mắn có một xuất phát điểm tốt (gia đình khá giả, thừa kế tài sản, may mắn trúng số….) thì hành trình của bạn có thể thong thả hơn những người khác. Nhưng đa phần, chúng ta đều không được may mắn như vậy. Con đường để đến với tự do tài chính là một quá trình lâu dài. Bạn cần xác định đoạn đi trên đường này vài năm và tinh thần kỷ luật cần được cam kết tuân thủ.
2. Ghi chép và phân loại các khoản thu nhập, chi tiêu
a. Với các khoản thu nhập bạn cần xác định được hai loại:
Thu nhập nào đều: Nếu tổng thu nhập của bạn đến từ dòng thu nhập đều đặn hàng tháng ( tiền lương, tiền thuê nhà, tiền bản quyền, tiền trợ cấp từ gia đình….) thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc phân bổ dòng thu nhập này.
Thu nhập bất thường: Nếu thu nhập của bạn chủ yếu đến từ các nguồn bất thường. Thì bạn cần làm thủ thuật ước lượng và tính toán trung bình để quy đồng các thu nhập bất thường này trở thành dòng thu nhập ít biến động hơn ( tính theo tháng ). Ví dụ: thu nhập của bạn đến từ việc kinh doanh 3 tháng gần nhất: Tháng 10tr, tháng 20tr, tháng 30tr. Bạn hãy lấy trung bình cộng ( 10tr+20tr+30tr)/ 3 = 20tr. Mục đích của việc xác định dòng thu nhập đều là để đảm bảo việc phân bổ dòng thu nhập sau này sẽ được thực hiện dễ dàng và tiện theo dõi.
b. Với các khoản chi tiêu bạn cần phân ra làm ba loại:
Chi tiêu cơ bản: Đây là mức chi tiêu tối thiểu cần thiết để bạn duy trì sự sống. Nó bao gồm tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ga, xăng xe, internet……
Chi tiêu mục tiêu: Đây là mức chi tiêu không có nó bạn vẫn có thể sống. Nhưng mà nếu có thì tương lai hoặc chất lượng cuộc sống của bạn sẽ được cải thiện. Các chi tiêu này có thể kể ra như là tiền trả nợ ( nếu bạn có nhu cầu vay nợ ) , tiền góp mua nhà, mua xe, tiền mua laptop phục vụ công việc, quần áo, giày dép…….
Chi tiêu không cần thiết: Đây là các mức chi tiêu bạn có thể cắt giảm mà không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Các loại chi tiêu như đi cà phê, ăn nhậu xã giao, mua sắm những trang thiết bị không cần thiết, sinh nhât, tiệc tùng người lạ…….
Đọc tới đây bạn đã có thể đoán ra mục đích của việc phân loại này. Chúng ta sẽ cố gắng gia tăng thu nhập và giảm thiểu chi tiêu không cần thiết. Cuộc sống của bạn trong một vài năm tới sẽ hơi thiếu thốn tiện nghi một chút. Nhưng càng về sau mọi thứ sẽ càng dễ thở hơn và hành trình của bạn sẽ càng dễ dàng hơn.
3. Phân bổ dòng thu nhập đều
Một sai lầm thường gặp ở các gia đình trung lưu, đó là họ tiết kiệm những đồng thu nhập còn lại sau khi chi tiêu. Để đến được với mục tiêu tự do tài chính, bạn cần làm ngược lại. Bạn cần dành một phần cố định thu nhập của mình cho các chi tiêu cơ bản. Và dành phần còn lại để phân bổ vào các tài khoản khác. Con người có xu hướng chi tiêu hết số tiền mà họ nhìn thấy. Khi thu nhập của bạn tăng lên, khả năng chi tiêu của bạn cũng sẽ tăng lên tương ứng. Điều này làm cho mức tiết kiệm của bạn không thay đổi, thậm chí là còn ít đi nếu bạn gặp vấn đề về thu nhập. Nếu bạn xác định phân bổ cố định số tiền chi tiêu cơ bản. Khoản tiền bạn tích lũy được thông qua các tài khoản khác khi thu nhập của bạn tăng lên sẽ rất lớn.
Công thức người trung lưu thực hiện: Tiết kiệm = Thu nhập – Chi tiêu
Công thức người tự do tài chính thực hiện : Thu nhập = % Tài khoản chi tiêu cơ bản + % các tài khoản đặc biệt
Tùy vào mức thu nhập và mức sống cũng như mục tiêu tài chính của cá nhân bạn mà bạn có thể chọn tỉ lệ thích hợp: Các chuyên gia trên thế giới gợi ý tỉ lệ nên là 70% cho tài khoản cơ bản và 30% cho các tài khoản khác. Bạn cần lưu ý, chỉ khi các tài khoản cấp thấp được lấp đầy thì các tài khoản khác mới được nhận dòng thu nhập.
a. Tài khoản cơ bản
Như tên gọi, tài khoản cơ bản dùng để nhận tiền phân bổ từ dòng thu nhập đều của bạn dành cho các chi tiêu thiết yếu trong tháng. Tài khoản này giúp bạn duy trì sự tồn tại. Bạn càng giữ ổn định các khoản chi phí hàng tháng trong tài khoản này bao nhiêu thì phần thặng dư để phân bổ cho các tài khoản khác càng nhiều bấy nhiêu. Lúc ấy, tốc độ đến đích cho hành trình tự do tài chính của bạn càng nhanh. Nếu thu nhập của bạn ngày càng tăng. Tài khoản cơ bản của bạn lại được giữ nguyên. Tỉ lệ phân bổ cho các tài khoản khác sẽ vô tình được đẩy lên với cấp số nhân.
b. Tài khoản phòng hộ
Sau khi bạn đảm bảo được mức sống tối thiểu. Bạn hãy quan tâm tới các tài khoản tiếp theo. Đầu tiên là tài khoản phòng hộ. Tài khoản này dùng để trang trải cho các sự cố, những chuyện bất ngờ không mong muốn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Chúng sẽ gián tiếp gây ảnh hưởng lên kế hoạch tài chính của bạn. Rủi ro có thể là một thành viên trong gia đình nhập viện, bạn bị mất việc, chiếc xe máy duy nhất trong gia đình bị hư hỏng, chiếc điện thoại di động của bạn bị rớt mất…… Rủi ro là điêu không ai muốn. Nhưng chắc chắn chúng ta sẽ gặp phải rủi ro nhiều lần trong đời. Vì thế, chuẩn bị để đối phó với rủi ro thì tốt hơn nhiều là để bị động khi nó xảy đến. Các chuyên gia khuyên rằng tài khoản phòng hộ nên có giá trị từ 6 đến 12 tháng tài khoản cơ bản. Mục đích của con số này là để đảm bảo, dù có chuyện gì đi nữa, cuộc sống của bạn vẫn không bị xáo trộn khi bạn phải xử lý sự cố.
c. Tài khoản mục tiêu
Sau khi tài khoản phòng hộ được lấp đầy. Dòng thu nhập của bạn sẽ chảy qua tài khoản tiếp theo. Tài khoản mục tiêu. Tài khoản này dùng để đáp ứng những chi tiêu mục tiêu. Những chi tiêu giúp cải thiện cuộc sống của bạn ( trả nợ, tiền học hành, tiền góp mua nhà….) các chuyên gia cũng khuyến nghị tài khoản mục tiêu cũng nên dự trữ số tiền có giá trị từ 6 đến 12 tháng tài khoản cơ bản.
d. Tài khoản đầu tư
Cuối cùng là tài khoản đầu tư. Khi dòng thu nhập của bạn chảy được đến tài khoản này thì bạn đã có một hệ thống hoàn chỉnh. Tiền trong tài khoản đầu tư sẽ không được rút ra. Tất cả các khoản lợi nhuận sinh ra trong tài khoản đầu tư sẽ được quay trở lại, tái đầu tư liên tục. Trong tài khoản này bạn sẽ dùng tiền để sở hữu các sản phẩm đầu tư như gửi tiết kiệm, trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản…. Khi tài khoản này càng lớn thì hành trình đế tự do tài chính của bạn càng ngắn lại. Cuối cùng, khi tài khoản này đạt mục tiêu tài chính ban đầu của bạn. Bạn có thể sống nhờ dòng thu nhập từ đầu tư và không còn phụ thuộc vào dòng thu nhập từ làm việc nữa.
Nhận xét
Đăng nhận xét