Đây là một trong số những từ đắt giá nhất trong đầu tư. Đầu tư có thể được xem như là một cuộc chiến tâm lý mỗi nhà đầu tư với chính bản thân mình. Trong cuộc chiến ấy những tố chất, tính cách của họ sẽ bộc lộ ra hết. Tính chủ quan và tự tin thái quá là một trong những yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất to lớn đến kết quả đầu tư của các nhà đầu tư. Dưới đây là những dẫn chứng về tác hại của chúng.
Lehman Brothers là ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ. Ngân
hàng có lịch sử lâu đời vì được thành lập vào năm 1850. Tuy nhiên, vào năm
2008, ngân hàng này đã phá sản và gây ra một làn sóng khủng hoảng tài chính
toàn cầu. Các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác ở Mỹ đối mặt với các khoản
nợ khổng lồ không trả được vì dính líu đến ngân hàng Lehman Brothers này. Thị
trường tài chính trên toàn thế giới đã giảm giá mạnh, đẩy nền kinh tế toàn cầu
vào suy thoái và làm mất hàng triệu việc làm. Nhiều người đã cho rằng Lehman
Brothers là ngân hàng đầu tư hàng đầu Hoa Kỳ. Nó rất lớn và “sẽ không bao giờ” phá
sản. Tuy nhiên, Sự quản lý lỏng lẻo yếu kém, thị trường tài chính phức tạp và
các sản phẩm tài chính phái sinh đã khiến ngân hàng không thể vượt qua những
khó khăn về thanh khoản. Sự sụp đổ của Lehman Brothers đã làm rõ vấn đề, không
có gì là chắc chắn trong đầu tư và rủi ro luôn tồn tại.
Gần đây hơn, Chuyện ngân hàng Silicon Valley Bank của Mỹ đầu
tư quá mức vào trái phiếu và đã phải đóng cửa do khách hàng tới rút tiền hàng
loạt. Silicon Valley Bank sụp đổ đã khiến cho những người dân Mỹ kéo đến rút tiền
ở tất cả các khách hàng nhỏ ở địa phương. Những ngân hàng mà cũng đầu tư nhiều
tiền gửi vào trái phiếu và đang phải chịu các khoản lỗ tạm thời rất lớn. Rõ
ràng, việc các ngân hàng đầu tư vào những tài khoản an toàn như trái phiếu thì
“sẽ không bao giờ” phải chịu rủi ro phá sản. Nhưng thị trường tài chính luôn đầy
những bất ngờ. Fed đã tăng lãi suất quá nhanh làm cho các khoản đầu tư của họ
phải chịu lỗ tạm thời quá lớn và rồi mất thanh khoản khi khách hàng kéo tới rút
tiền.
Ở thị trường tiền số. Năm 2022 đã chứng kiến không biết bao
nhiêu sự kiện mà rất nhiều nhà đầu tư khốn đốn. Những dự án, doanh nghiệp quá lớn,
quá uy tín và tưởng như “sẽ không bao giờ” có thể sụp đổ nhưng mà chúng vẫn sụp
đổ như thường. Dự án Luna- UST nổi tiếng với hệ sinh thái lớn thứ 3 thị trường
tiền số, dự án có hàng loạt quỹ đầu tư lớn và uy tín đã đầu tư hàng chục tỉ đô
la. Sàn tiền số đứng thứ ba thế giới FTX của Sam Bankman-Fried. Người được mệnh
danh là “Mark Zuckerberg của tiền điện tử” người mà có quan hệ với hàng loạt
chính trị gia và những người quản lý đứng đầu bộ máy nhà nước Hoa Kỳ cũng đã sụp
đổ. Rồi Quỹ đầu tư hàng đầu và uy tín bậc nhất thị trường tiền số Three Arrows Capital
cũng sụp đổ kéo theo các dự án đầu tư lấy lãi như Voyager, Celsius…. Tất cả đều
được cho rằng “ sẽ không bao giờ” có thể phá sản. Nhưng rồi cũng đều đã phá sản.
Ở Việt Nam, Hàng loạt các công ty bất động sản lớn và uy tín
tưởng chừng như “sẽ không bao giờ” gặp rắc rối liên quan đến nợ nần trái phiếu.
Nhưng cuối cùng hàng loạt các tập đoàn đã không có tiền trả nợ cho trái chủ. Nhiều
nhà đầu tư trái phiếu của Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát đã lâm vào tình cảnh
khốn đốn không biết tiền của mình đi đâu về đâu. Những nhà đầu tư khác, đầu tư
vào các trái phiếu của các tập đoàn nhỏ hơn thì phải chịu cảnh cho tập đoàn khất
nợ thêm hoặc phải nhận sản phẩm bất động sản để cấn trừ.
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Trịnh Văn Quyết chủ
tịch HĐQT của Tập đoàn FLC - một tập đoàn đa ngành hoạt động trong lĩnh vực bất
động sản, khách sạn, du lịch và hàng không. Ông đã từng là người giàu nhất sàn
chứng khoán Việt Nam với khối tài sản lúc bấy giờ là 2 tỷ USD. Với tiềm lực tài
chính và sự nổi tiếng của mình với hàng loạt dự án bất động sản trải dài khắp
Việt Nam. Chẳng ai có thể ngờ được rằng, một ngày nào đó ông lại bị vướng vào
vòng lao lý. Ai có thể ngờ rằng tất cả khối tài sản và dự án đồ sộ của ông có
được đều là do ông vi phạm pháp luật, làm giá cổ phiếu suốt hàng chục năm mà
thành.
Nhận xét
Đăng nhận xét