Tháng 3/2023, thị trường tài chính thế giới chứng kiến một sự kiện chấn động. Một ngân hàng lớn của Mỹ sụp đổ. Đây là vụ sụp đổ lớn thứ hai của ngành ngân hàng Hoa Kỳ. Trước đó một tuần, ngân hàng Silvergate cũng đã đóng cửa. Sau khi SBV sụp đổ một ngày, ngân hàng Signature Bank cũng được xác định là bị các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ tiếp quản. Tổng số lượng tài sản quản lý của ba ngân hàng này là 380 tỷ đô la. Việc cả ba phá sản gần như cùng lúc gây ra tổn thất tương đương với ngân hàng đứng thứ 9 trong hệ thống ngân hàng của Mỹ sụp đổ. Ba ngân hàng này có đặc điểm chung là đều liên quan tới start up đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và crypto. Đều đầu tư nhiều vào trái phiếu và đều là nạn nhân của quá trình nâng lãi suất theo chính sách thắt chặt tiền tệ của FED
1. Đôi nét về Silicon Valley Bank (SVB)
2. Quá trình sụp đổ
a. Nguyên nhân sâu xa
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trên nền tảng đổi mới sáng tạo. Kết hợp với chính sách nới lỏng tiền tệ để cứu trợ covid của chính quyền tổng thống Biden. Lượng tiền gửi tại ngân hàng này đã tăng nhanh, từ 60 tỷ USD vào quý 1/2020 lên đến 175 tỷ USD cuối năm 2022. Tổng tài sản của SVB cuối năm 2022 là 212 tỷ USD. Việc có quá nhiều tiền đã khiến cho SVB chủ quan, hoặc đơn giản hơn là họ đã tham lam hơn mức bình thường. Thú vị là chính phủ Mỹ đã cho phép họ tham lam mà không bi kiểm soát nhiều do tổng thống Trump đã sửa luật ngân hàng vào năm 2018. Chính phủ kiểm soát lỏng lẻo hơn về lượng dự trữ thanh khoản của các ngân hàng nhỏ quản lý tài sản dưới 200 tỷ đô. SVB lúc đó chưa tới 200 tỷ.
b. SVB đã làm gì
SVB đã đem tiền gửi nhận được đi mua trái phiếu, trong đó có nhiều trái phiếu dài hạn. Ngoài trái phiếu chính phủ mỹ. SVB còn mua trái phiếu là các hợp đồng vay vốn có tài sản thế chấp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa gọi tắt là MSB ( sản phẩm này Việt Nam chưa có). SVB cũng dành một phần vừa phải để cho vay các doanh nghiệp khởi nghiệp trong ngành crypto đầy rủi ro. Việc huy động ngắn để đầu tư dài vào các tài sản an toàn là mục đích chính của ngân hàng. Mọi chuyện sẽ đều tốt đẹp nếu họ quản lý được thanh khoản của mình. Hiểu đơn giản, là họ chỉ cần dự trữ và cân bằng được lượng tiền trong ngắn hạn làm sao để đảm bảo số lượng người nộp tiền + số lượng tiền dự trữ > số lượng tiền người rút tiền tới rút.
c. Mọi chuyện bắt đầu
SVB đã không lường được việc Fed tăng lãi suất với tốc độ nhanh chưa từng có. Vì Fed tăng lãi suất quá nhanh, số trái phiếu của SVB cầm bắt đầu thua lỗ nặng. Các công ty công nghệ, startup năm ngoái không gọi vốn được, Kinh tế lại khó khăn không làm ăn được nên năm nay bắt đầu cạn tiền, phải rút tiền ra. Một số startup được SVB cho vay đã phá sản không trả được tiền cho SVB. Số tiền gửi vào thì ít mà số lượng tiền mất với bị rút ra càng ngày càng nhiều đã làm cho SVB bắt đầu không sắp xếp được thanh khoản. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín Moody’s hạ bậc tín nhiệm của SVB. Tin đồn lan rộng, Các công ty công nghệ với lợi thế nhanh chóng của thông tin đã truyền tai nhau tháo chạy khỏi SVB. Các quỹ đầu tư mạo hiêm cũng khuyến nghị các công ty mình đang đầu tư nên rút tiền khỏi SVB. Chỉ trong hai ngày số lượng yêu cầu rút tiền ở SVB đã là 80 tỷ đô.
d. SVB xử lý
Để giải quyết thanh khoản, SVB phải bán trái phiếu ra (loại trái phiếu có thể bán được ngay) và ghi nhận lỗ gần 2 tỷ và cần gọi vốn 2,5 tỷ để bù lỗ. Nhưng SVB không gọi được vốn. Về tài sản của mình, trái phiếu SVB nắm giữ còn hơn 70 tỷ đô ( giá trị thật là 90 tỷ) nhưng là trái phiếu phải giữ tới đáo hạn. Khách hàng vẫn tiếp tục kéo đến rút tiền. Cuối cùng, cơ quan quản lý phải tiếp quản SVB chỉ sau chưa đầy 48 tính từ lúc SVB bán trái phiếu và gọi vốn.
3. Hệ quả
Ngành ngân hàng Mỹ chao đảo. Nhà đầu tư sợ sự sụp đổ sẽ lây lan nên đã tháo chạy khỏi các ngân hàng địa phương (các ngân hàng này thường đầu tư chủ yếu vào trái phiếu của chính phủ Mỹ). Kết hợp với các nhà đầu cơ bán khống. Các ngân hàng địa phương ở Mỹ đã mất giá 50%-80% chỉ trong một phiên. Bitcoin và tiền số tăng trở lại mạnh mẽ do người dân cảm thấy ngân hàng không còn an toàn nữa. Các niềm tin vào lưu trữ giá trị tài sản ở tiền số được khôi phục. Để yên lòng người gửi tiền. Chính phủ Mỹ đã đứng ra bảo lãnh cho các khoản tiền gửi của các ngân hàng phá sản. Chính phủ cũng thành lập quỹ cứu trợ 25 tỷ đô la để cho các ngân hàng gặp khó khăn vay. Fed sẽ phải nhẹ tay trong việc nâng lãi suất vào kỳ họp cuối tháng 3/2023. Chuyện tiếp theo như thế nào chúng ta sẽ phải chờ đợi. Liệu có một sự lây lan trong hệ thống ngân hàng Mỹ. Hay tệ hơn, liệu có một cuộc đại khủng hoảng như 2008. Tất cả đều còn ở phía trước.
Nhận xét
Đăng nhận xét