Giống như mèo hoang với mèo nhà. Mèo hoang nhìn giống như mèo nhà. Hành động như mèo nhà. Mèo hoang cũng là con mèo nhưng nó lại hoang dã hơn và không thể kiểm soát được. Ngân hàng ngầm (Shadow Banking ) là thuật ngữ để chỉ những tổ chức hoạt động giống như ngân hàng nhưng không chịu sự giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan quản lý nhà nước như các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại kiếm tiền chủ yếu dựa vào việc hoán đổi kỳ hạn. Tức là sử dụng tiền của người gửi tiết kiệm, thường có kỳ hạn ngắn, để cho vay các kỳ hạn dài với lãi suất cao hơn. Ngân hàng ngầm cũng tương tự như vậy. Họ lấy vốn (từ vay mượn hoặc huy động ) ngắn hạn để đầu tư hoặc mua những tài sản tài chính với chu kỳ dài hơn. Vì không phải là ngân hàng thương mại nên họ không chịu quản lý của nhà nước cũng như họ không được tiếp cận các quỹ khẩn cấp của hệ thống liên ngân hàng, không được nhà nước cứu trợ khi gặp vấn đề. Những ai đưa tiền cho họ sẽ không nhận được bảo hiểm tiền gửi. “Ngầm" là nói dân gian thôi, chứ định chế vẫn to, vẫn phải báo cáo tài chính, định chế "ngầm" vẫn có đăng ký.. Chứ “ ngầm” không có nghĩa là làm ăn phi pháp.
1. Nguồn gốc
Ngân hàng ngầm đầu tiên được chú ý là trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008 ở Mỹ. Với làn sóng chứng khoán hóa bất động sản. Hoạt động chứng khoán hóa bắt đầu với một khoản thế chấp mua nhà. Sau đó khoản thế chấp này được mua đi bán lại một hoặc nhiều lần giữa các tổ chức với nhau. Cho đến khi chúng trở thành một phần của gói đầu tư từ cho vay thế chấp đại diện bởi một giấy xác nhận (chứng khoán) và được bán cho nhà đầu tư. Giá trị của chứng khoán này liên quan tới giá trị khoảng thế chấp trong gói và lãi suất còn lại được tính toán dựa trên phần vốn và lãi đã được trả bởi người chủ đang sở hữu bất động sản.
Ví dụ: Ta có Người mua bất động sản A, ngân hàng B, ngân hàng ngầm C, nhà đầu tư D. Người mua A mua bất động sản dựa trên khoảng vay bằng cách thế chấp chính bất động sản đó cho ngân hàng B. Người A sẽ phải trả lãi suất cho khoản vay này. Ngân hàng B vì muốn huy động tiền để cho khách hàng khác vay ( thu lãi suất cao hơn). Nhưng vì tiền đã cho khách A vay nên không có tiền để cho khách khác vay. Ngân hàng B liền bán nguyên cục nợ và quyền nhận lãi vay cho ngân hàng ngầm C. Ngân hàng ngầm C thu gom các “ cục nợ và quyền nhận lãi” của các ngân hàng khác có chức năng giống như ngân hàng B. Xong rồi đóng thành 1 gói gọi là “ gói đầu tư có thu nhập cố định dựa trên thế chấp bất động sản”. Xong rồi bán lại cho nhà đầu tư D để kiếm lời và thu hồi vốn làm vòng mới.
Đây là kiểu ngân hàng ngầm sơ khai nhất. Hiện nay các ngân hàng ngầm đã phát triển nhiều hơn. Với nhiều công cụ tài chính hơn, không chỉ là bất động sản mà còn là trái phiếu, tín phiếu, hợp đồng tương lai, quyền chọn…….
2. Đặc điểm của ngân hàng ngầm
Theo ủy ban ổn định tài chính Hoa Kỳ. một tổ chức gọi là ngân hàng ngầm khi có chức năng trung gian tín dụng. Tức là lấy tiền từ người gửi và cho người khác vay số tiền này. Sau đây là các đặc điểm của chức năng này
a. Hoán đổi kỳ hạn: Huy động vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn
b. Hoán đổi thanh khoản: Tương tự như hoán đổi kỳ hạn. Ngân hàng dùng các tài sản có tính thanh khoản cao ( ngân phiếu, tín phiếu đến hạn, vàng…) chuyển đổi thành các tài sản có tính thanh khoản thấp hơn như các khoản vay, trái phiếu dài hạn, bất động sản….
c. Đòn bẩy: Sử dụng kỹ thuật thế chấp và vay thêm tiền để mua các tài sản có thu nhập cố định với mục đích làm tăng tiềm năng lợi nhuận của một thương vụ đầu tư.
d. Chuyển đổi rủi ro: Lấy rủi ro mặc định từ người vay tiền và chuyển nó qua một bên thứ ba ( nhà đầu tư )
3. Tại sao ngân hàng ngầm lại rủi ro
Mọi thứ sẽ vẫn bình thường nếu như các nhà đầu tư biết những gì đang diễn ra và các hoạt động ngầm không gây thiệt hại cho hệ thống tài chính. Thiệt ra, việc huy động vốn ngắn hạn và đầu tư dài hạn để lấy mức sinh lợi lớn hơn là một nhu cầu thiết yếu trong xã hội. Tuy nhiên, rắc rối sẽ xảy ra nếu nhà đầu tư cảm thấy hoài nghi về các khoản đầu tư dài hạn và quyết định rút vốn của họ ngay lập tức. ( hiện tương bank run) lúc này các ngân hàng ngầm phải bán tài sản tài chính của họ để trả tiền lại cho những nhà đầu tư. Với việc bán ra một lượng lớn. Các tài sản tài chính lại càng giảm giá. Ngân hàng lại càng thu được ít tiên để trả cho nhà đầu tư, nhà đầu tư lại càng muốn rút tiền, ngân hàng lại càng phải bán tháo… Tạo thành một vòng xoay không hồi kết. Chưa dừng lại ở đó, việc một ngân hàng ngầm sụp đổ có thể kéo theo các ngân hàng ngầm khác và các nhà đầu tư khác vì họ giao dịch các tài sản tài chính trên cùng một thị trường.
Do ở bên ngoài hệ thống ngân hàng nên ngân hàng ngầm có thể dễ dàng bị khoăn vùng và đóng lại một cách trật tự mà không ảnh hưởng tới hệ thống tài chính. Tuy nhiên, những ngân hàng thương mại bị phát hiện là cũng tham gia hệ thống ngân hàng ngầm. Một số ngân hàng ngầm được kiểm soát bởi ngân hàng thương mại đã thu được rất nhiều lợi ích từ danh tiếng của ngân hàng mẹ. Mối liên hệ này như cách tay nối dài giúp các ngân hàng mẹ tham gia vào những phi vụ mạo hiểm hơn và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
Các ngân hàng ngầm được đặc trưng bởi tính không minh bạch. Họ mờ ám về giá trị tài sản, nguồn gốc tài sản. Cơ cấu quản trị và sở hữu giữa ngân hàng mẹ và ngân hàng ngầm. Tránh được sự giám sát, các ngân hàng ngầm thường có xu hướng tham gia vào các thương có rủi ro tăng dần. Đặc biệt, khi có sự cố về thanh khoản, các ngân hàng ngầm này thường không được nhà nước cứu trợ từ đó có thể gây tác động lớn tới thị trường tài chính và gây lây lan tới cả hệ thống ngân hàng thương mại .
Đáng chú ý là các ngân hàng ngầm vẫn lớn mạnh. Mặc dù các cơ quan quản lý cũng đã cố gắng kiểm soát cũng như hạn chế sự phát triển. Nhưng hiện nay, dư nợ các ngân hàng ngầm cung cấp vẫn chiếm trung bình 35%-45% trong tổng dư nợ quốc gia với quy mô lên tới 80k tỉ đô la trên thế giới. Hình trên là thị trường 10k tỉ đô la của các ngân hàng ngầm Trung Quốc đang cho vay. Chủ yếu là bất động sản vay.
Nhận xét
Đăng nhận xét