Lợi nhuận điều chỉnh rủi ro là một nhân tố quan trọng giúp một nhà đầu tư có được thành công bền vững. Nhưng những nhà đầu tư (nhất là những nhà đầu tư mới) thường hay bỏ qua hoặc không hiểu biết đầy đủ về nó. Mặt tự nhiên, một khoảng lợi nhuận có được nên được xem xét cùng với chi phí để có được nó. Trong đầu tư, khoản chi phí đó chính là rủi ro.
1. Lợi nhuận điều chỉnh rủi ro là gì
Lợi nhuận điều chỉnh rủi ro được tính toán dựa trên lợi nhuận có được từ thương vụ đầu tư (cổ phiếu hay trái phiếu) trừ đi lợi nhuận có được khi đầu tư vào các khoản không có rủi ro hoặc rủi ro thật thấp như trái phiếu chính phủ. Lấy kết quả này chia cho tỉ lệ biến động. Tỉ số này càng cao càng tốt.
Ví dụ: Hai khoản đầu tư A, B có cùng mức lợi nhuận 11%/năm. Gửi tiết kiệm ngân hàng là 1%/ năm. Độ biến động của A là 10%, khoản đầu tư B biến động gấp đôi khoản đầu tư A là 20%. Ta có lợi nhuận điều chỉnh rủi ro của A sẽ là 1 còn B là 0.5. Vậy A sẽ là khoản đầu tư hấp dẫn hơn.
2. Vậy Lợi nhuận điều chỉnh rủi ro có tác dụng gì
Các nhà đầu tư không nhất thiết phải tính toán chỉ số lợi nhuận điều chỉnh rủi ro hay bất kỳ chỉ số phức tạp nào khác khi đầu tư. Nhưng họ cần phải hiểu khái niệm này. Trong thời kì thị trường tăng giá, Các nhà đầu tư thường chỉ tập trung vào việc tìm kiếm lợi nhuận và quên đi việc đánh giá rủi ro các khoản mục đầu tư của mình. Nhưng rủi ro vẫn luôn ở đó mà không mất đi. Khi thị trường đảo chiều, mọi thứ trở nên quá trễ để xử lý.
Một cách khác để nghĩ về lợi nhuận điều chỉnh rủi ro, đó chính là hình tượng giới hạn tốc độ trong việc lái xe. Giả sử đích đến của bạn cách nơi bạn 60km thì bạn sẽ mất hơn một giờ đồng hồ để đến đó nếu bạn chạy xe trên quãng đường bị giới hạn tốc độ tối đa 55km/h. Để đến đó nhanh hơn bạn sẽ phải lái xe vượt quá tốc độ giới hạn. Bạn chạy càng nhanh, bạn càng đến đích sớm. Tuy nhiên, chạy quá tốc độ sẽ gia tăng rủi ro bị cảnh sát giao thông phạt, hoặc tệ hơn là gây ra tai nạn. Bạn chạy càng nhanh bạn càng sớm đến được đích nhưng bạn cũng gia tăng khả năng những chuyện tệ hơn xảy đến với mình.
Điều tương tự cũng xảy ra trong đầu tư. Xây dựng một danh mục đầu tư dựa trên sự cân bằng giữa mức chịu đựng rủi ro và mục tiêu lợi nhuận thường mang lại cảm giác chậm chạp buồn chán. Điều đó có cũng có nghĩa là bạn sẽ đến với mục tiêu tài chính của mình lâu hơn. Đổi lại, việc bạn đạt được mục tiêu tài chính lại bền vững hơn. Tập trung vào các xu hướng ngắn hạn sẽ mang lại con đường ngắn hơn đến mục tiêu tài chính của bạn nhưng điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ gia tăng những tai nạn tài chính xảy đến với mình.
Cân nhắc rủi ro và tính toán chỉ số lợi nhuận điều chỉnh rủi ro danh mục của bạn sẽ giúp bạn luôn đi đúng hướng, cũng như đúng tiến độ trong quá trình theo đuổi thành công trên hành trình tự do tài chính của bản thân.
Nhận xét
Đăng nhận xét