Lãi suất là một tỷ lệ phần trăm được tính trên số tiền vay. Lãi suất được sử dụng để tính toán chi phí cho khoản vay. Khi một người vay tiền, họ phải trả lại số tiền vay ban đầu cộng với lãi suất. Còn người cho vay sẽ nhận được khoản lợi nhuận từ lãi suất. Vì tính chất trên, lãi suất là một chỉ số quan trọng trong các chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Nó có thể ảnh hưởng đến lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm của một quốc gia. Sau đây là một số loại lãi suất quan trọng.
1. Lãi suất điều hành
Như tên gọi của mình, đây là lãi suất mà ngân hàng nhà nước áp dụng để điều hành thị trường tiền tệ trong nền kinh tế. Lãi suất điều hành không phải là một loại lãi suất riêng biệt mà là một nhóm các lãi suất khác nhau được áp dụng cho các khoản vay giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác. Có các loại lãi suất điều hành như lãi suất cơ bản, lãi suất thị trường mở, lãi suất tái cấp vốn…
2. Lãi suất cơ bản.
Lãi suất cơ bản là mức lãi suất mà các ngân hàng và tổ chức tài chính sử dụng như một cơ sở để tính toán lãi suất cho các sản phẩm tài chính của mình. Các sản phẩm đó có thể là những khoản vay, tiền gửi và các sản phẩm tín dụng. Lãi suất cơ bản là mức lãi suất quan trọng và luôn được ấn định bởi các ngân hàng nhà nước. Ở Việt Nam, lãi suất cơ bản áp dụng hàng chục năm qua luôn ở mức 9%. Không giống như các ngân hàng nhà nước khác trên thế giới. Ngân hàng nhà nước Việt Nam là một bộ phận của chính phủ và chịu sự quản lý của nhà nước. Các ngân hàng nhà nước khác trên thế giới đa phần độc lập với chính phủ nên họ chỉ có thể tác động lên lãi suất cơ bản để kiểm soát thị trường tiền tệ. Còn ngân hàng nhà nước Việt Nam nhiều quyền lực hơn và có thể giữ lãi suất cơ bản ổn định trong nhiều năm. Nếu muốn điều tiết thị trường tiền tệ, ngân hàng nhà nước Việt Nam có thể sử dụng các công cụ lãi suất khác.
3. Lãi suất thị trường mở (OMO)
Lãi suất OMO được hiểu là mức lãi suất mà các ngân hàng thương mại sử dụng để vay tiền tại ngân hàng nhà nước. Đây là các giao dịch mua bán giấy tờ ngắn hạn (tín phiếu). Lãi suất OMO là lãi suất linh hoạt nhất được nhà nước sử dụng để thực hiện chính sách tiền tệ. Các ngân hàng thường tham gia đấu thầu với ngân hàng nhà nước là chủ thầu. Ngân hàng nào thiếu tiền sẽ bỏ thầu cao (chấp nhận lãi suất cao) để tiếp cận nguồn vốn này.
4. Lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng trên các khoản vay ngắn hạn của mình, khi cho các ngân hàng thương mại vay. Khi các ngân hàng thương mại có tỷ lệ dự trữ tiền mặt không đủ theo quy định. Lúc này, các ngân hàng thương mại sẽ phải vay tiền của ngân hàng Nhà nước để đảm bảo mức an toàn trong trường hợp khách hàng rút tiền.
5. Lãi suất tái chiết khấu
Khác với lãi suất chiết khấu. Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất tính trên số tiền ghi trên thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác trước khi đến hạn thanh toán. Hiểu đơn giản Lãi suất chiết khấu sẽ không sử dụng giấy tờ có giá làm thế chấp. Còn lãi suất tái chiết khấu thì có.
Ví dụ: Ngân hàng thương mại sở hữu các giấy tờ có giá như thương phiếu, hối phiếu, trái phiếu, lệnh phiếu… Của ngân hàng nhà nước hoặc chính phủ. Ngân hàng thương mại sẽ nhận một khoản lãi suất và vốn gốc khi đến hạn. Trong lúc hoạt động các ngân hàng này lại cần tiền nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh toán, vì vậy họ thế chấp các khoản sẽ thu này cho Ngân hàng Nhà nước để đổi lấy tiền mặt và chia lại cho ngân hàng nhà nước một khoản, ta gọi đó là lãi suất tái chiết khấu.
6.Lãi suất tái cấp vốn
Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu có thể dễ gây nhầm lẫn vì chúng khá giống nhau. Tuy nhiên, đối tượng áp dụng và tài sản thế chấp lại khác nhau. Lãi suất tái chiết khấu có đối tượng là các giấy tờ có giá của các cơ quan trung ương như hối phiếu, lệnh phiếu. Còn lãi suất tái cấp vốn đối tượng là các khoản cho vay của ngân hàng thương mại. Tài sản thế chấp của lãi suất tái cấp vốn là các tài sản rủi ro rất thấp như tín phiếu ngân hàng nhà nước, trái phiếu chính phủ. Còn tài sản thế chấp của lãi suất tái cấp vốn thì là các giấy tờ có giá có rủi ro lớn hơn như trái phiếu chính quyền địa phương, tập đoàn nhà nước…..
7. Lãi suất thị trường liên ngân hàng
Lãi suất thị trường liên ngân hàng là một chỉ số lãi suất được sử dụng để định giá các khoản vay giữa các ngân hàng với nhau. Khi các ngân hàng thiếu hụt thanh khoản tạm thời. Các ngân hàng có thể vay mượn lẫn nhau. Thị trường lãi suất liên ngân hàng cũng có nhiều kỳ hạn và thường lãi suất được nhắc đến nhiều nhất trong thị trường này chính là lãi suất qua đêm. Đây là lãi suất mà các ngân hàng cho nhau vay vào cuối ngày trên thị trường liên ngân hàng để đảm bảo duy trì các yêu cầu dự trữ bắt buộc của ngân hàng nhà nước.
8. Lãi suất tín dụng
Bạn đã biết lãi suất chính là giá cả của khoản vay. Vậy Lãi suất tín dụng chính là giá cả của tín dụng. Là mức lãi suất các tổ chức được áp dụng dựa vào niềm tin ( tín = tin) của ngân hàng thương mại đối với tổ chức đó. Ta có các loại lãi suất tín dụng sau. Lãi suất huy động, lãi suất cho vay, lãi suất chiết khấu….
Nhận xét
Đăng nhận xét