Nhóm chỉ số định giá doanh nghiệp này rất quan trọng đối với nhà đầu tư vì căn cứ trên những chỉ số này nhà đầu tư có thể so sánh doanh nghiệp đang được giao dịch trên thị trường với giá mắc hay rẻ, có xứng đáng để được đầu tư hay không và tiềm năng trong tương lai có ổn định hay không. Dưới đây là ba chỉ số chính được nhiều người dùng khi phân tích nhất.
1. Chỉ số EPS (Earning Per Share)
Đây chính là lợi nhuận sau thuế mà nhà đầu tư sẽ được nhận từ một cổ phiếu. Để tính chỉ số này bạn lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng số cổ phiếu. Ví dụ, nếu lợi nhuận của công ty là 100 triệu đồng và số cổ phiếu đang lưu hành là 10 triệu cổ phiếu, thì EPS của công ty là 10 đồng trên mỗi cổ phiếu. Chỉ số này càng cao càng tốt vì nó thể hiện được khả năng kiếm tiền của doanh nghiệp. Càng cao tức là doanh nghiệp kiếm được càng nhiều tiền. Những doanh nghiệp có EPS cao và bền vững luôn là những doanh nghiệp có những lợi thế vượt trội so với các doanh nghiệp khác. Đó có thể là lợi thế về quy mô, thương hiệu hoặc độc quyền sản phẩm.
Tuy nhiên, khi phân tích EPS bạn cũng cần chú ý các khoảng lợi nhuận bất thường hoặc đột biến. Những khoản lợi nhuận này sẽ làm méo mó chỉ số EPS, làm cho EPS không phản ánh đúng bản chất lợi nhuận của doanh nghiệp cho cổ đông nữa.
2. Chỉ số P/E
Sử dụng chỉ số EPS phía trên. Bạn lấy giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường chia cho chỉ số EPS này thì sẽ ra chỉ số P/E. Chỉ số P/E hàm ý rằng, cổ phiếu đang giao dịch gấp bao nhiêu lần so với khả năng kiếm tiền của doanh nghiệp. Nếu chỉ số P/E năm của doanh nghiệp bằng 2 thì tức là với khả năng kiếm tiền hiện giờ. Các nhà đầu tư mua doanh nghiệp này sau 2 năm sẽ hòa vốn và từ năm thứ 3 trở đi sẽ có lời. Vì tính chất trên nên P/E thấp thường báo hiệu một thương vụ hời, vì công ty đang giao dịch dưới khả năng kiếm tiền của mình. Nhưng nếu P/E thấp quá thì cũng có vấn đề. Thấp quá có nghĩa là các nhà đầu tư đang tháo chạy khỏi cổ phiếu vì họ thấy trước tương lai của cổ phiếu sẽ rất xấu. Có thể doanh nghiệp đang bị vướng vào một rắc rối pháp lý nghiêm trọng hoặc gặp sự cố bất ngờ có thể thay đổi hoàn toàn giá trị doanh nghiệp (thiên tai, cháy nhà máy….).
Chỉ số P/E thường được sử dụng để đánh giá mức độ đắt đỏ hay rẻ của một công ty so với các công ty cùng ngành hoặc so sánh với lịch sử của chính công ty đó. Nếu P/E của một công ty cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh, điều đó có thể cho thấy cổ phiếu của công ty đó đang được giá cao hơn so với giá trị thực của nó. Ngược lại, nếu P/E của công ty thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh, thì cổ phiếu của công ty đó có thể được coi là đang được giá rẻ hơn so với giá trị thực của nó.
3. Chỉ số P/B.
Chỉ số này được tính bằng cách lấy giá của cổ phiếu chia cho giá trị sổ sách (tổng tài sản – tổng nợ) của cổ phiếu đó. Nó thường được coi là giá trị tài sản ròng của công ty. Một cách hiểu dân gian, chỉ số này có nghĩa là ngay lúc này nếu mà công ty phá sản, nhà đầu tư bán tài sản công ty và chia nhau thì mỗi cổ phiếu sẽ được bao nhiêu tiền. Chỉ số này càng thấp càng tốt. Chỉ số càng thấp tức là tài sản công ty càng nhiều. Nếu P/B dưới 1 tức là công ty đang được giao dịch dưới mức tài sản của mình.
Chỉ số P/B thường được sử dụng để đánh giá giá trị của một công ty so với tài sản của nó. Nếu chỉ số P/B thấp hơn so với các công ty cùng ngành, thì công ty có thể được coi là đang được định giá thấp hơn so với giá trị tài sản của nó. Ngược lại, nếu chỉ số P/B cao hơn so với các công ty cùng ngành, thì có thể công ty đang được định giá cao hơn so với giá trị tài sản của nó.
Thường định giá bằng P/B hay được áp dụng cho các công ty tài chính. Các công ty này tài sản chủ yếu là các giấy tờ có giá và là tài sản thực. Còn P/E lại hay được áp dụng cho những công ty sản xuất, thương mại nơi tài sản khó định giá và ít được tin tưởng hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét