Trong quá trình phân tích báo cáo tài chính. Chúng ta có ba kiểu phân tích phổ biến. Đó là phân tích theo chiều ngang, phân tích theo chiều dọc và phân tích các chỉ số. Phân tích theo chiều ngang là sẽ phân tích từng khoảng mục thay đổi thế nào theo thời gian (quý, năm) phân tích theo chiều dọc là phân tích các khoản mục nhỏ nằm trong khoản mục lớn đã thay đổi như thế nào trong cùng một kỳ. Phân tích theo chỉ số là áp dụng các chỉ số tài chính để xác định tình hình của doanh nghiệp. Dưới đây mình sẽ giới thiệu với các bạn những chỉ số an toàn tài chính cơ bản và quan trọng nhất.
1. Nhóm chỉ số thanh toán ngắn hạn
Đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong ngắn hạn với điều kiện không đi vay thêm hoặc không phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Các chỉ số này được xác định khi có giá trị lớn hơn 1 là hiệu quả. Bộ chỉ số này gồm ba chỉ số sau.
a. Hệ số thanh toán hiện hành
Được tính bằng tài sản ngắn hạn/ nợ ngắn hạn. Ý nghĩa của chỉ số này là xác định ngay lúc này nếu công ty bị đòi nợ thì công ty có đủ tài sản ngắn hạn để trả nợ hay không. Mỗi doanh nghiệp, ngành nghề khác nhau sẽ có mức độ dự trữ tài sản ngắn hạn để đáp ứng nghĩa vụ trả nợ khác nhau hạn khác nhau. Lớn hơn 1 là hiệu quả nhưng tỷ số quá cao chưa chắc phản ánh khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là tốt. Bởi có thể công ty không sử dụng nguồn tài chính hợp lý. Hoặc doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả tồn kho quá lớn.
b. Hệ số thanh toán nhanh
Được tính bằng tài sản ngắn hạn nhanh/ nợ ngắn hạn. Ý nghĩa của chỉ số này là nếu chủ nợ đòi nợ gấp hơn chỉ trong vòng dưới một tháng thì doanh nghiệp có tiền trả không. Vì tính chất cấp bách nên tài sản ngắn hạn nhanh sẽ chỉ có ( tiền và tương đương tiền + đầu tư tài chính ngắn hạn + phải thu ngắn hạn ) mà không có hàng tồn kho. Vì hàng tồn kho thực tế sẽ rất khó bán trong thời gian quá ngắn.
c. Hệ số thanh toán tiền mặt
Được tính bằng tiền mặt và tương đương tiền/ nợ ngắn hạn. Giống như tên gọi của nó chỉ số này có ý nghĩa là trong trường hợp siêu cấp bách. Chủ nợ tới tận nhà đe dọa chủ doanh nghiệp bắt đưa tiền liền thì doanh nghiệp sẽ đưa được bao nhiêu.
2. Nhóm chỉ số thanh khoản dài hạn
Đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong dài hạn. Về tính quan trọng, các chỉ số thanh khoản dài hạn thường ít cấp bách hơn chỉ số thanh khoản ngắn hạn. Nhưng mức độ quan trọng lại lớn hơn. Chúng cho ta biết, bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp được cấu thành từ nợ và bao nhiêu phần trăm được cấu thành từ vốn chủ sở hữu. Hai yếu tố này quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong dài hạn. Các chỉ số này được tính toán dựa trên công thức cân bằng của bảng cân đối kế toán: tổng tài sản = nợ + vốn chủ sở hữu. Bộ chỉ số này cũng gồm ba chỉ số
a. Nợ trên tổng tài sản
Được tính bằng cách lấy (nợ ngắn hạn + nợ dài han )/ tổng tài sản. Chỉ số này cho ta biết tài sản của doanh nghiệp được cấu thành từ bao nhiêu nợ. Chỉ số này càng thấp càng tốt. Vì nó cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp. Làm ăn mà nợ nần ít là tốt. Doanh nghiệp thận trọng.
b. Vốn trên tổng tài sản
Tính bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản. Càng cao sẽ càng tốt vì nó cho thấy doanh nghiệp có thể tự chủ tài chính và không phụ thuộc vào vốn vay. Nói cách khác là doanh nghiệp này có nhiều tiền và có thể kinh doanh sản xuất mà không chịu tác động của các chính sách vĩ mô liên quan đến lãi suất.
c. Nợ trên vốn chủ sở hữu
Được tính bằng cách lấy tổng nợ chia cho vốn chủ sở hữu. Chỉ số này có ý nghĩa là với số vốn hiện tại nếu doanh nghiệp phá sản và tài sản đem cho không tài sản thì thì chủ doanh nghiệp sẽ còn lại gì. Giống như chỉ số nợ trên tổng tài sản chỉ số này càng thấp càng tốt
3. Nhóm chỉ số thanh toán lãi vay
Khác với các thể loại nợ khác. Nợ ngân hàng là một loại nợ nguy hiểm cần được chú ý. Các nghĩa vụ nợ thương mại như nợ nhà cung cấp, nợ đối tác, thậm chí là nợ lương nhân viên... Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời thì doanh nghiệp có thể hi vọng những đối tượng này thông cảm. Nhưng với ngân hàng thì khác. Nợ ngân hàng mà để quá hạn là sẽ bị lãi phạt. Nợ quá hạn nhiều quá thì ngân hàng sẽ sử dụng các phương thức pháp lý để cưỡng chế doanh nghiệp của bạn. Điều tệ hại nhất có thể xảy ra là tuyên bố doanh nghiệp của bạn phá sản. Ngân hàng sẽ thụ lý và phát mãi tài sản doanh nghiệp để thu hồi nợ.
Chỉ số thanh toán lãi vay được tính bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho lãi vay là xong. Chỉ số thanh toán lãi vay và nợ được tính giống chỉ số trên nhưng thêm phần trả nợ gốc vô nữa.
Nhận xét
Đăng nhận xét