Bạn có nhận ra ổ bánh mì ngày xưa bạn mua giá chỉ 1.000 đồng bây giờ đã 5.000 đồng. Bạn có nhận ra dĩa cơm sườn ngày xưa bạn mua giá chỉ 5.000 đồng bây giờ đã 50.000 đồng. Khi các mức giá cả trong tương lai càng ngày càng gia tăng dưới tác động của lạm phát thì các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý sẽ trở nên khó thực hiện hơn. Việc gửi tiết kiệm ngân hàng số tiền có được do lao động vất vả mệt nhọc sẽ không phải là phương pháp tốt nhất để tích lũy tài sản của mình. Việc đầu tư khoản tiền đó như thế nào mới là cách kiếm tiền bền vững.
Tiền là gì?
Tiền là vật ngang giá chung được sử dụng để mua bán hàng hóa và dịch vụ. Nó có thể tồn tại dưới nhiều hình thức như tiền giấy, tiền xu, tiền điện tử ( tài khoản ngân hàng ) hay thậm chí là tiền số, tiền mã hóa ( crypto ). Tiền thực hiện nhiều chức năng trong nền kinh tế. Nó được dùng để lưu trữ giá trị, đơn vị thanh toán, tiêu chuẩn cho vay. Khi đóng vai trò là vật lưu trữ giá trị, tiền giúp mọi người tiết kiệm và tích trữ của cải qua thời gian. Khi là đơn vị thanh toán tiền cung cấp thước đo cho giá trị của hàng hóa. Nhờ có tiền chúng ta sẽ dễ dàng so sánh các món hàng và tính toán trong chi tiêu.
2 Tại sao tiền đang càng ngày càng mất giá trị
a. Lạm phát là lý do lớn nhất khiến tiền mất giá trị
Lạm phát xuất hiện khi giá cả chung của hàng hóa và dịch vụ tăng lên qua thời gian. Khi xảy ra, sức mua của tiền sẽ suy giảm. Một lượng tiền ban đầu chỉ có thể mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Lạm phát có nhiều nguyên nhân như do nhu cầu tăng cao hoặc do nguồn cấp hàng hóa khan hiếm. Nhưng lý do phổ biến nhất vẫn là do các ngân hàng trung ương các nước đang ngày càng bơm nhiều tiền ra nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu chi tiêu hoặc cứu trợ của họ. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã in ra hàng ngàn tỉ đô la trong vài năm qua. Nhất là trong thời gian đại dịch covid 19 hoàn hành.
b. Kinh tế bất ổn cũng sẽ làm giảm giá trị đồng tiền của quốc gia đó
Một nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, tỉ lệ thất nghiệp cao sẽ làm giá trị của đồng nội tệ xuống rất nhanh do những người sống trong đất nước đó sẽ mất dần niềm tin vào đồng tiền quốc gia. Người dân sẽ giảm nhu cầu nắm giữ và sẽ càng ngày càng làm cho đồng tiền đó mất giá nhanh hơn.
c. Chính sách tiền tệ của một số nước cố tình làm giảm giá đồng nội tệ của mình
Để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu. Nhiều nước đã cố tình giữ cho đồng tiền nội tệ mình mất giá so với những đồng tiền của các nước khác. Đây chính là nguyên nhân châm ngòi cho cuộc chiến tranh thương mại năm 2018 giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc đã giảm giá tiền nhân dân tệ và giữ đồng tiền này luôn thấp hơn đồng đô la của Mỹ. Điều đó có nghĩa là người Mỹ sẽ cần ít tiền đô la hơn để đổi được nhiều tiền nhân dân tệ hơn. Và khi có nhiều nhân dân tệ hơn thì người Mỹ sẽ mua được hàng hóa của người Trung Quốc với giá rẻ hơn vì hàng hóa của người Trung Quốc có chi phí sản xuất dựa vào đồng nhân dân tệ
3. Tiền mất giá thì phải làm sao
Khi tiền mất giá. Những người tiết kiệm, sau cùng sẽ là những người chịu hậu quả nặng nề nhất khi chứng kiến số tiền trong tài khoản của mình càng ngày càng teo top mất giá theo thời gian. Vậy để thoát khỏi tình trạng này bạn chỉ có một con đường đó là đầu tư số tiền của mình để kỳ vọng tỉ suất sinh lời của mình sẽ cao hơn tỉ lệ mất giá của tiền. Với thời đại thông tin như bây giờ có rất nhiều kênh đầu tư. Từ bất động sản, chứng khoán, ngoại hối, vàng cho đến tiền mã hóa, tài sản kỹ thuật số. ... Việc của bạn là cập nhật thông tin và tìm kiếm một kênh đầu tư phù hợp nhất với mình là được.
Nhận xét
Đăng nhận xét