Chuyển đến nội dung chính

CPI ( Consumer Price index ) ảnh hưởng đến chúng ta

Định Nghĩa:

CPI ( Consumer Price index ) dịch ra tiếng Việt có nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng. Đây là thước đo cho sự thay đổi trung bình về giá cả của hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng chi trả trong một quãng thời gian. Nói cách khác, CPI là chỉ số để đo lường lạm phát tức là tốc độ mất giá đồng tiền của các nước.

CPI không ở đâu xa lạ, nó rất gần gũi và ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta thông qua một vài cách sau:

1. Sức mua thay đổi

Khi CPI tăng, tức là giá cả của hàng hóa và dịch vụ tăng, điều này sẽ làm giảm sức mua của đồng tiền. Chúng ta sẽ mua được ít hàng hóa ( dịch vụ ) hơn cho cùng một số tiền, chất lượng cuộc sống của chúng ta sẽ giảm theo. Ví dụ: Hằng ngày bạn mua một ổ bánh mỳ tại một quán quen trong suốt năm năm với giá 10.000đ/ ổ. Rồi một ngày bất chợt bạn nhận ra ổ bánh mỳ 10.000đ bạn đang cầm trên tay nó bỗng nhỏ hơn so với năm năm trước rất nhiều. Lạm phát đôi khi không làm cho giá cả một món hàng thiết yếu tăng lên mà nó làm giảm đi chất lượng ( số lượng ) của món hàng đó.

2. Chi phí lãi vay

CPI được sử dụng như là thước đo xác định lãi suất của một khoản vay. Khi lạm phát tăng, lãi suất sẽ tăng lên do người cho vay muốn bù đắp phần sức mua bị thiếu hụt, từ đó dẫn tới việc người đi vay phải trả lãi vay nhiều hơn nếu chấp nhận vay.

3. Đầu tư

Lạm phát ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư. Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên, giá trị của tiền đồng sẽ giảm xuống và tỉ lệ tiền lãi trên đầu tư sẽ thấp hơn mong đợi. Nếu một năm đầu tư thông thường bạn đạt được tỉ suất lợi nhuận là 10%/ năm. Lạm phát thông thường là 2% thì tỉ suất lợi nhuận thực của bạn là 10%-2% = 8%. Nếu vẫn tỉ suất lợi nhuận như vậy nhưng lạm phát lại là 10% thì coi như bạn đầu tư một năm không có lời

4. Tiền lương và phúc lợi

Nếu CPI tăng nhanh hơn lương, thu nhập thực tế của chúng ta sẽ giảm xuống. Điều này có nghĩa là mọi người phải trả nhiều tiền hơn cho những nhu cầu thiết yếu ( ăn, mặc, ở, điện, nước...) hằng ngày. Chúng ta sẽ phải sống ít tiện nghi hơn

5. Chính sách của chính phủ

Chính phủ thường xuyên quan sát và sử dụng CPI như là một chỉ báo kinh tế để quyết định những chính sách vĩ mô. Nếu CPI tăng quá nhanh, chính phủ sẽ phải kiềm chế chúng bằng cách tăng lãi suất điều hành hoặc giảm đầu tư công. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến công ăn việc làm của mọi người. Đơn cử, nếu lạm phát thấp nhà nước có thể chi tiêu mạnh tay hơn. Xây dựng cầu cống, đường xá, trường học... Nhiều hơn, một cây cầu được xây sẽ có nhiều thành phần kinh tế tham gia như ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, kỹ sư, công nhân, phụ hồ.... Nhưng nếu lạm phát cao tất cả sẽ phải ngừng lại

Kết luận

CPI là một chỉ báo kinh tế vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến mỗi chúng ta vì thế dù bạn đang tham gia vào thành phần kinh tế nào đi chăng nữa cũng nên dành thời gian quan tâm đến nó nhé

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chu kỳ của Benner

Samuel Benner là một phú nông thịnh vượng trước khi ông mất tất cả tài sản vào cuộc khủng hoản tài chính năm 1873 ở Hoa Kỳ. Sau thất bại ông đã cố gắng đi tìm nguyên nhân cho những biến động của thị trường và ông đã phát hiện ra một nguyên lý giải thích tính chu kỳ của thị trường Benner thậm chí đã xuất bản một quyển sách vào năm 1875 để phổ biến rộng rãi nguyên lý này. Suốt 50 năm sau đó, rất nhiều dự đoán (không phải tất cả) của ông trong quyển sách đã diễn ra chính xác. 1. Nguyên lý của chu kỳ Benner dựa trên chu kỳ gieo trồng của các loại nông sản 11 năm chu kỳ của giá ngô với các đỉnh luân phiên cách nhau 5 và 6 năm  Giá bông cũng có các đỉnh cách nhau 11 năm  27 năm chu kỳ của giá thép với các đáy là mỗi 11,9,7 năm và đỉnh là 8,9,10 năm. Ở góc độ nào đó, một người nông nhân sẽ cảm nhận chu kỳ trong dài hạn một cách dễ dàng hơn những người khác. Họ dành toàn bộ cuộc đời của mình để quan sát vòng lặp của thời tiết, nắng, mưa...Để canh tác mùa vụ. Chu kỳ 11 năm của mặt trời chắc c

MARKET MAKER , BIG BOY, CÁ MẬP. BÌM BỊP, CHIM LỢN VÀ GÀ

Bài viết được sử dụng thuyết âm mưu để viết. Tất cả mọi thứ đều là hư cấu nhà đầu tư xem giải trí chơi cho vui :v :v :v 1. MARKET MAKER Đúng như tên gọi- Nhà tạo lập thị trường hay nhà cái. Ngày xưa mình được học khi còn ở giảng đường đại học thì Market Maker mang nghĩa tích cực. Họ là những người giúp tạo thanh khoản cho thị trường và góp phần làm cho thị trường trong sạch hơn. Nhưng những Market Maker chúng ta nói đến ở đây với một định nghĩa khác mang nghĩa xấu xa và tiêu cực hơn. Market Maker là những con người giàu và siêu giàu chỉ chiếm 10% những nhà đầu tư nhưng nắm giữ 90% lượng tiền trên thị trường. Đó là những cá nhân có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, có thế lực ngoài xã hội, có khả năng nắm bắt được các thông tin doanh nghiệp - vĩ mô sớm nhất và chi phối được media tin tức . Mục đích của nhà cái khi tham gia vào thị trường cũng giống như anh em nhỏ lẻ đó là vì TIỀN. Theo thông tin thu thập được thì lớp Market Maker hiện nay ( từ cuối 2013 đến giờ) là lớp F2. Lớp này trẻ hơn lớp

Tự do tài chính nhờ phân bổ thu nhập

Tự do tài chính là mục tiêu mà rất nhiều người hướng đến. Nếu bạn đang trên con đường tìm kiếm sự tự do nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách phân loại chi tiêu - thu nhập. Cũng như cách phân bổ dòng thu nhập vào các tài khoản quan trọng để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. 1. Xác định tinh thần kỷ luật Con đường dẫn đến tự do tài chính không khó, nhưng nó đòi hỏi bạn phải kiểm soát bản thân mình thật tốt. Điều kiện duy nhất để có thể thành công trên hành trình này chính là tinh thần kỷ luật. Trừ khi bạn may mắn có một xuất phát điểm tốt (gia đình khá giả, thừa kế tài sản, may mắn trúng số….) thì hành trình của bạn có thể thong thả hơn những người khác. Nhưng đa phần, chúng ta đều không được may mắn như vậy. Con đường để đến với tự do tài chính là một quá trình lâu dài. Bạn cần xác định đoạn đi trên đường này  vài năm  và tinh thần kỷ luật cần được cam kết tuân thủ. 2. Ghi chép và phân loại các khoản thu nhập, chi tiêu a. Với các khoản thu nhập
Trang chủ


Fanpage Facebook