Đầu tư là để tìm kiếm lợi nhuận mà lợi nhuân thì luôn đi kèm rủi ro. Rất nhiều nhà đầu tư bước chân vào lĩnh vực này với tâm thế phấn khởi. Nhưng sau một thời gian, thị trường vùi dập cho vài vòng. Số lượng lớn chán nản bỏ đi, còn một số ít ở lại, đó chính là những người thành công. Điểm chung của những người này là họ kiểm soát được lòng tham thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Đa dạng hóa kiểu kim tự tháp là kiểu đa dạng hóa phổ biến nhất dễ dàng nhất và hiệu quả nhất đang được áp dụng trên thế giới.
1. Nguyên tắc
Thuận theo quan điểm tự nhiên. Một thương vụ đem lại lợi nhuận càng lớn, rủi ro mất tiền sẽ càng cao. Nhà đầu tư chuyên nghiệp áp dụng nguyên tắc trên để phân bổ tài sản theo một tỷ lệ cố định trong các phân khúc rủi ro khác nhau. Gọi là chiến lược kim tự tháp vì tỷ lệ phân bổ tài sản giống như cách xây dựng một kim tự tháp, với phần lớn tài sản nằm ở đáy ( rủi ro thấp ) và giảm dần khi lên cao ( rủi ro cao )
2. Một số loại tài sản tài chính có độ rủi ro giảm dần tại Việt Nam.
- Tiền mặt
- Trái phiếu chính phủ nước CHXH Chủ Nghĩa Việt Nam
- Tín phiếu kho bạc
- Vàng
- Ngoại tệ
- Tiền gửi/tiết kiệm tại ngân hàng thương mại
- Hợp đồng bảo hiểm kèm hợp đồng đầu tư tài chính
- Bất Động Sản
- Chứng khoán
- Chứng khoán phái sinh hợp đồng tương lai
- Chứng khoán quốc tế
- Tiền số/ tài sản số như Bitcoin, Altcoin
- Các tài sản khác...
3. Cách thực hiện
Nhà đầu tư cần xác định được rủi ro của loại tài sản mình muốn nắm giữ nằm trong phân khúc nào. Và độ chấp nhận rủi ro của bản thân tùy thuộc vào mục đích tài chính, thu nhập, lối sống.... Sau khi xác định được phân khúc rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của bản thân, nhà đầu tư sẽ tiến hành phân bổ tài sản theo tỉ lệ % cố định . Kế đến, nhà đầu tư có thể tiếp tục phân bổ nếu có dòng thu nhập khác hoặc chờ đợi đến kỳ tiếp theo ( tháng/ quý/ năm) để đánh giá lại danh mục và tái cân bằng. Việc tái cân bằng là để đảm bảo tỷ lệ phân bổ tài sản giữa các phân khúc rủi ro không thay đổi. Nếu một phân khúc rủi ro tăng giá quá nhanh so với các lớp khác, các nhà đầu tư sẽ bán một phần các khoản đầu tư của mình trong phân khúc này và mua vào các phân khúc khác để giữ cho tỷ lệ phân bổ tài sản không thay đổi.
4. Ví dụ thực tiễn
Xác định độ chấp nhận rủi ro của bản thân và phân khúc rủi ro của tài sản đầu tư
Bạn 28 tuổi mới lấy, vợ chưa có em bé. Bạn và vợ đều còn trẻ và không vướng bận nên độ rủi ro bạn chấp nhận cao hơn những chú bác 40-50 tuổi. Bạn quyết định sẽ phân bổ 40% cho tài sản an toàn nhất, 40% cho tài sản an toàn vừa và 20% cho tài sản rủi ro cao. Bạn chọn loại tài sản an toàn nhất là tiết kiệm dài hạn vì tiết kiệm ở Việt Nam được nhà nước bảo đảm. Chưa có ngân hàng nào không trả được tiền cho khách hàng nên bạn yên tâm đầu tư vào đây. Bạn chọn chứng khoán là tài sản an toàn vừa phải. Chứng khoán không đòi hỏi số tiền lớn như bất động sản để bắt đầu và bạn tin rằng với khả năng tìm tòi học hỏi của hai vợ chồng bạn, gia đình bạn sẽ có thể chiến thắng được thị trường. Tài sản rủi ro cao bạn quyết định đầu tư là tiền số Bitcoin. Có mất thì mất 20% tổng tài sản còn nếu lời thì sẽ tác động rất lớn tới tổng tài sản.
Phân bổ tài sản đầu tư
Bạn dùng toàn bộ tiền của hai vợ chồng phân bổ tỉ lệ 40% gửi tiết kiệm, 40% chứng khoán, 20% Bitcoin. Hàng tháng, hai vợ chồng bạn tiếp tục đi làm kiếm thu nhập. Bạn sẽ dành một khoảng nhất định trong thu nhập của gia đình để tiếp tục phân bổ vào các tài sản này theo tỉ lệ như trên.
Tái cân bằng danh mục
Sau 1 năm bạn đánh giá lại danh mục. Bạn thấy số tiền tiết kiệm đã được trả lãi 8% so với số tiền bạn đã bỏ vào qua các tháng. Tài khoản chứng khoán tăng 20% so với số tiền bạn đã bỏ ra. Tài khoản tiền số bạn mua Bitcoin đã mất gần hết chỉ còn 5%. Lúc này bạn cần bình tĩnh đánh giá lại hiện trạng. Nếu tiếp tục còn niềm tin vào tiền số thì bạn sẽ rút tiền gửi ngân hàng, bán bớt cổ phiếu và dùng số tiền đó mua Bitcoin để đảm bảo đúng tỉ lệ 40%-40%-20%.
5. Ai nên dùng chiến lược này?
Nhìn lại ví dụ trên bạn sẽ thấy sự tuyệt vời của chiến lược này. Dù rổ tài sản của bạn thay đổi như thế nào nhưng bạn luôn thực hiện hai nguyên tắc vàng. Một là luôn giữ tỉ lệ tài sản theo mức độ rủi ro bạn chấp nhận. Hai là bạn bán loại tài sản đã tăng giá cao ( chốt lời ) để mua vào loại tài sản đã giảm giá thấp ( tích lũy ). Giữ tỉ lệ rủi ro ở mức bạn chấp nhận bán tài sản giá cao, mua tài sản giá thấp chính là mong muốn tối thượng của các nhà đầu tư muốn làm giàu trong dài hạn. Vì lẽ đó, chiến lược này được rất nhiều nhà đầu tư thành công lớn trên thế giới áp dụng.
Nhận xét
Đăng nhận xét