“Tôi không thông minh đến mức có thể hiểu được toàn bộ hành vi của “Ngài thị trường” – và cũng không ngu ngốc đến mức tin rằng mình có thể làm được điều đó. Nhưng chắc chắn rằng sức khỏe của “Ngài thị trường” đang rất yếu ớt. Đằng sau sự ốm yếu đó dường như là những lo ngại về Trung Quốc. Liệu “Ngài thị trường” có đúng khi lo âu hay không? Ngắn gọn mà nói, thì câu trả lời là có. Đó là lời nhận định của Martin Wolf, cây bút kỳ cựu của tờ Financial Times.
Chúng ta tìm hiểu một chút về câu chuyện “Ngài thị trường” của Benjamin Graham (người thầy của Warren Buffett) – một nhà đầu tư rất thành công và là cha đẻ của “đầu tư giá trị”. Đối với ông, TTCK được ví von là “Ngài thị trường”, một người mà sinh ra để phục vụ các nhà đầu tư. Mỗi ngày Ông ta đều gõ cửa và đưa ra một mức giá. “Ngài thị trường” là một người phi lý trí cực đoan: khi Ông ta bi quan, Ông ta sẽ đưa ra mức giá thấp kỷ lục; khi lạc quan, Ông ta sẽ chào mua với mức giá cao ngất trời. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể phớt lờ “Ngài thị trường” – thậm chí có thể lợi dụng Ông ta - bởi vì Ông ta luôn sẵn sàng chào mua/bán với một mức giá khác vào ngày hôm sau. Ông cũng cho rằng các NĐT nên kiếm tiền từ sự ngớ ngẩn của Ngài Thị Trường chứ không nên nhập bọn với Ông ta. Tốt nhất, nhà đầu tư nên chú ý vào tình hình hoạt động của công ty và cổ tức nhận được, thay vì quá quan tâm đến những hành động bất thường của Ngài Thị Trường.
Chúng ta cần phải phân biệt được giữa những gì đáng lo lắng và những gì không đáng. Sự giảm điểm của TTCK Trung Quốc (tâm điểm của báo chí thế giới trong thời gian gần đây) thực ra lại không quá đáng ngại. Điều đáng lo lắng ở đây là những nhiệm vụ đang thách thức các nhà chức trách Trung Quốc, trước mắt là phải cải thiện sự bất lực rõ ràng trong việc đối phó với bong bóng trên TTCK.
Nhận xét
Đăng nhận xét