Theo kinh nghiệm của cá nhân mình thì dấu hiệu dễ thấy nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam để biết một cổ phiếu có đang được đội lái mua bán làm giá hay không đó là giá cổ phiếu đó được đẩy lên rất cao sau nhiều phiên tăng trần liên tiếp để kích hoạt lòng tham và sức hút của dòng tiền, sau khi dòng tiền mua vào CP đó bị suy kiệt hoặc cạn cầu thì lái sẽ buông không đẩy nữa, ngay lập tức giá CP bỗng dưng giảm sàn liên tục.
CP rất dễ mua bán làm giá khi lượng CP trôi nổi trên thị trường rất hạn chế. NĐT lưu ý đến thực trạng dù nhiều CP được khối ngoại mua nhiều nhưng vì khối lượng trôi nổi trên thị trường khá lớn cũng không thể tăng được. Nếu dòng tiền vào nhiều, giá CP gia tăng và ngược lại. Nói cách khác, giới phân tích chỉ quan tâm đến sức mạnh của dòng tiền chứ không quan tâm đến nền tảng của quá trình đầu tư. Theo cách này, giá bất kỳ tài sản nào đều có thể tăng hoặc giảm dựa trên dòng tiền đầu cơ, mà không dựa trên khả năng tạo ra tiền của các tài sản doanh nghiệp đầu tư.
Việc đẩy giá CP lên hay xuống vẫn thường diễn ra. Khi muốn đẩy giá, bên mua thường quét hết ba mức giá đặt bán đầu tiên để hiện lên khối lượng ở các mức giá thấp.Nếu khối lượng hiện lên thấp và không thấy có dấu hiệu bên bán tiếp tục đặt lệnh để che giá, bên mua có thể quét hết lệnh còn lại và đặt thêm lệnh lớn để tạo ra dư mua lớn. Trường hợp bán dìm giá thì cũng tương tự. Thông thường, mục tiêu dìm giá CP xuống là để sau đó mua vào khối lượng CP lớn hơn, giá rẻ hơn. Còn khi đẩy giá lên là để mau chóng bán ra.
Các kỹ thuật mua bán làm giá này là lợi thế của NĐT lớn trên thị trường và việc này cũng đem đến cho họ cả lợi nhuận cũng như rủi ro thua lỗ, mất hàng. Bởi không ai thắng được thị trường, mà phải nương theo thị trường.
Nhận xét
Đăng nhận xét