Dù biến động hằng ngày, giá cổ phiếu thường đi theo một xu hướng nhất định: tăng hoặc giảm. Các nhà phân tích kỹ thuật nhờ vào các kỹ thuật đồ thị để phân tích tìm ra xu hướng chính của giá trên thị trường, từ đó vẽ ra đường xu hướng rồi đưa ra quyết định mua hoặc bán chứng khoán.
Đường xu hướng là đường nối các mức giá thị trường thấp nhất trong thời kỳ đi lên và cao nhất khi thị trường đi xuống. Nhìn vào các đường xu hướng, thông thường, chúng ta thấy chúng không đảo chiều hoặc đứt đoạn. Có ba cấu trúc biến động chính trong xu hướng biến động giá cổ phiếu là củng cố, đảo chiều và hỗ trợ.
1. Đường xu hướng trong trạng thái củng cố
Nếu thị trường chỉ giao động trong một biên độ hẹp, trạng thái đó được gọi là trạng thái củng cố. Trên đồ thị, đường xu hướng thể hiện một đường thẳng rõ nét
2. Đường xu hướng trong trạng thái đảo chiều
Báo hiệu xu hướng đi lên hoặc đi xuống bị đứt đoạn và giá cổ phiếu sẽ biến động theo chiều ngược lại. Giữa hai xu hướng biến động (mức giá thị trường thấp nhất và mức giá thị trường cao nhất) thường có một khoảng thời gian thị trường ở trạng thái tích lũy.
3. Các mức hỗ trợ và kháng cự thể hiện trên đường xu hướng
Giá cổ phiếu không phải bao giờ cũng có xu hướng luôn tăng hoặc luôn giảm. Thông thường, giá cả dao động trong một biên độ hẹp trong một thời gian. Điểm dưới của biên độ đó được gọi là mức hỗ trợ và điểm trên của biên độ đó được gọi là ngưỡng khác cự. Khi giá cổ phiếu giảm đến mức hỗ trợ, người mua bị hấp dẫn bởi giá cả thấp sẽ đổ xô vào mua nhờ đó giá cả sẽ không tiếp tục rơi xuống nữa. Khi cổ phiếu tăng giá đến ngưỡng kháng cự. Người bán sẽ chốt lời nên đổ xô bán chứng khoán và làm giá không vượt qua được. Khi giá chứng khoán vượt khỏi các ngưỡng này thường là dấu hiệu bắt đầu một xu hướng mới.
Nhận xét
Đăng nhận xét