Tiếp tục loạt bài giới thiệu kiến thức về thị trường chứng khoán sau đây mình xin giới thiệu với các bạn bài viết tiếp theo. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu lịch sử ra đời và tầm quan trọng của thị trường chứng khoán. Hi vọng các bạn xem xong bài viết này sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về thị trường chứng khoán, đừng kết tội chứng khoán là lừa đảo là cờ bạc tội lắm
Vào giữa thế kỷ thứ 15 ở tại các thành phố trung tâm buôn bán lớn ở các nước phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán café để trao đổi mua bán các loại hàng hoá… Lúc đầu chỉ là một nhóm nhỏ, sau đó tăng dần thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ 15, để thuận tiện cho việc làm ăn, khu chợ đã trở thành “thị trường” với việc thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước này được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung dành cho mọi thành viên tham gia “thị trường”
Thị trường chứng khoán là một cái chợ có tổ chức. Nơi đây, hàng hóa là các chứng khoán được trao đổi nhưng chúng thực sự lại chỉ là những con số đi kèm với tên công ty. Điều này giúp người mua kẻ bán có thể thay đổi vị trí bất cứ lúc nào. Khi nào mua khi nào bán. Những người này là những nhà đầu tư hay công chúng như ta đã biết. Người đầu tư mua và bán hàng, nhưng hàng của họ là hàng mua lại. Người bán thực sự là các công ty cổ phần. Nhưng những công ty này chẳng còn dính dáng gì vào việc buôn bán. Chợ bán chứng khoán có rất đông người mua, kẻ bán, bởi thế, nó được tổ chức rất quy củ và được gọi là "một cái chợ có tổ chức cao"
Thị trường chứng khoán thể hiện vai trò như một công cụ tập trung vốn cho nền kinh tế, thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để tài trợ cho các dự án đầu tư dài hạn và mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời sự xuất hiện của thị trường chứng khoán còn kích thích tiết kiệm và tạo môi trường đầu tư cho công chúng. Các chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về rủi ro cũng như mức lợi nhuận, tùy khả năng, mục tiêu và sở thích của mình mà các nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư vào các loại cổ phiếu khác nhau.
Thị trường chứng khoán có thể coi là công cụ đo lường giá trị doanh nghiệp cũng như đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp. Thông qua giá chứng khoán trên thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác. Thông tin các doanh nghiệp công bố càng ngày càng chuẩn xác, minh bạch.
Thị trường chứng khoán là nơi giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Các chỉ báo của thị trường phản ánh động thái nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Chỉ số tăng thể hiện nền kinh tế đang tăng trưởng, mở rộng và ngược lại chỉ số giảm thể hiện nền kinh tế đang khó khăn, tiêu cực. Mặt khác, thông qua thị trường chứng khoán chính phủ có thể bán trái phiếu của mình để bù đắp thâm hụt ngân sách. Ngoài ra, nhà nước còn có thể sử dụng một số biện pháp khác để tác động trực tiếp vào thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo phát triển kinh tế theo mục tiêu của chính phủ.
Nhận xét
Đăng nhận xét