Phân tích kỹ thuật là một trường phái khác của phân tích chứng khoán. Tuy khá khác biệt với phân tích cơ bản nhưng phân tích kỹ thuật có những thế mạnh riêng và không thể phủ nhận những đóng góp quan trọng của phân tích kỹ thuật trong việc dự báo giá và xu hướng của chứng khoán.
Phân tích kỹ thuật dựa trên cơ sở là giá của chứng khoán được quyết định bởi cung và cầu của nhà đầu tư. Các nhà phân tích kỹ thuật lập biểu đồ về giá kết hợp với khối lượng giao dịch chứng khoán trong quá khứ để dự báo tương lai. Trong phân tích kỹ thuật có rất nhiều lý thuyết, từ lý thuyết Dow cơ bản cho đến các lý thuyết phức tạp hơn như lý thuyết bước đi ngẫu nhiên, sóng Elliott … Ở đây, mình sẽ giới thiệu những thứ cơ bản nhất
1. Index
Trong phân tích kỹ thuật, các chỉ số giá tổng hợp bình quân thị trường ( đặc biệt là VNIndex) thường được quan tâm hàng đầu vì quan niệm mọi biến động trên tổng thể thị trường đều tác động đến từng loại chứng khoán được giao dịch. Chỉ số Index hiểu đơn giản là việc so sánh giá thị trường hiện tại với giá cơ sở (thường là giá của ngày đầu tiên chứng khoán niêm yết). Ở Việt Nam chúng ta có các bộ chỉ số VNIndex, VN30, HNX-Index…
2. Chứng khoán tăng, giảm giá
Nếu chỉ nhìn vào các chỉ số bình quân của toàn thị trường thì có thể dẫn đến nhận định sai lầm. Thực tế Index bị chi phối rất mạnh bởi các cổ phiếu vốn hóa lớn, khi các cổ phiếu này tăng giảm sẽ kéo theo index tăng giảm cùng chiều. Tthực tế có những mã cổ phiếu vận động ngược lại với giao động của chỉ số bình quân thị trường. Để khắc phục vấn đề này, các nhà phân tích kỹ thuật xem xét đến tình trạng và độ rộng của thị trường thể hiện qua các các mã, bao nhiêu mã tăng, bao nhiêu mã giảm, bao nhiêu mã đứng giá. Ngoài ra có nhiều nhà đầu tư không quan tâm đến Index mà chỉ quan tâm đến giá chứng khoán mình đang nắm giữ.
3. Điểm giá cao nhất và thấp nhất mới
Việc quan sát điểm giá cao nhất (đỉnh) và thấp nhất (đáy) mới này giúp những nhà phân tích kỹ thuật dự đoán được xu hướng của thị trường. Nếu là thị trường tăng giá sẽ dẫn theo một lượng tăng các cổ phiếu đạt đỉnh mới và giảm đi số lượng các cổ phiếu phá đáy.
4. Cổ phiếu giao dịch sôi động nhất
Tuy số lượng cổ phiếu giao dịch với thanh khoản cao thường ít. tầm 20 cổ phiếu nhưng những cổ phiếu này thường chiếm một phần đáng kể trong tổng giao dịch của toàn thị trường. Chính điều này giúp các nhà phân tích kỹ thuật xác định được xu hướng biến động của thị trường.
5. Khối lượng giao dịch
Ngoài giá thì khối lượng cũng là điều mà các nhà phân tích kỹ thuật quan tâm nhất. Vì đây là hàm số giữa cầu và cung của toàn cổ phiếu giao dịch trên thị trường. Nếu khối lượng giao dịch tăng giảm đột ngột so với mức trung bình, các nhà phân tích sẽ cân nhắc xem thị trường lúc này đang thịnh hay đang suy. Khi thị trường trong uptrend thì thì giá tăng đi kèm khối lượng tăng
Nhận xét
Đăng nhận xét