Bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn về cách thức phân tích cơ bản giản đơn. Mình chỉ giới thiệu những nét cở sở, đơn sơ nhất vì trong thực tế, trường phái phân tích cơ bản rất rộng lớn. Trên thế giới, những nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp phải nghiên cứu rất nhiều và phải lấy các chứng chỉ quốc tế mà tỷ lệ rớt lên tới 50%
Để phân tích cơ bản, bạn cứ hình dung thật tự nhiên rằng toàn bộ nền kinh tế đều có sự liên kết với nhau. Nghĩa là nếu có một sự thay đổi ở môi trường này thì môi trường khác cũng sẽ gián tiếp hay trực tiếp chịu tác động biến đổi. Thông thường, một nhà phân tích cơ bản họ phân tích môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xá hội toàn cầu. Những thay đổi của các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Nga, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản… Sau khi nắm được tình hình thế giới họ lại về phân tích tổng quan nền kinh tế trong nước, tình hình chính trị, GDP, lạm phát, lãi suất, kĩ thuật công nghệ… Sau khi phân tích nền kinh tế và môi trường vĩ mô họ sẽ lựa chọn ngành để phân tích, tốc độ tăng trưởng, chu kì kinh tế, khả năng phòng thủ…Sau cùng họ mới lựa chọn công ty trong ngành đó để phân tích báo cáo tài chính, xem xét sức khỏe công ty đó và quyết định nên mua vào hay bán ra.
Kiểu phân tích cơ bản mình vừa diễn giải ở trên là kiểu phân tích top-down. Dành cho những nhà phân tích muốn tìm hiểu những thay đổi trong ngành. Ngoài ra, còn có một kiểu phân tích cơ bản đi theo chiều hướng ngược lại đó là có công ty rồi phân tích báo cáo rồi mới tới vĩ mô, môi trường kinh tế. Kiểu phân tích này áp dụng cho những nhà phân tích được “phím hàng” muốn test lại thử xem hàng có tốt, có thực sự đáng để đầu tư không.
Nhận xét
Đăng nhận xét