Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Lợi ích của đầu tư dài hạn

Một nhà đầu tư được gọi là dài hạn khi họ nắm giữ cổ phiếu của mình với thời hạn trên một năm. Chiến lược này liên quan tới việc nắm giữ nhiều loại tài sản khác nhau như trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ETF, chứng chỉ quỹ mở…. Nhà đầu tư cá nhân, những người tiếp cận phương pháp đầu tư dài hạn cần có tính kỷ luật và kiên trì cao. Điều này cần thiết, bởi vì, những nhà đầu tư dài hạn phải chấp nhận được một mức độ rủi ro nhất định khi chờ đời những phần thường cao hơn đến từ tương lai. Đầu tư mua và nắm giữ là cách tốt nhất để tăng trưởng tài sản trong dài hạn. Chỉ số S&P500 của Mỹ chỉ có 11 năm giảm trong suốt 48 năm từ năm 1975 đến giờ. 1. Lợi nhuận trong dài hạn thường tốt hơn ngắn hạn Các lớp tài sản thường được hiểu là một loại hình đầu tư cụ thể. Chúng có chung đặc điểm và phẩm chất với nhau. Tài sản cho thu nhập cố định (trái phiếu) là một lớp tài sản hoặc tài sản cho thu nhập dựa vào hiệu quả kinh doanh (cổ phiếu) lại là một lớp khác. Lớp tài sản phù hợp với bạn phụ thuộ
Các bài đăng gần đây

Làm thế nào để thiết lập những mục tiêu tài chính cho tương lai

Thiệt lập những mục tiêu ngắn hạn cũng như trung và dài hạn là những bước quan trọng để có được sự vững vàng tài chính. Nếu bạn không lên kế hoạch chi tiết, bạn sẽ chi tiêu nhiều hơn mức mà bạn kiếm được. Sau đó, bạn có thể lâm vào tình trạng túng quẫn khi cần tiền cho một trường hợp khẩn cấp. Đó là chưa kể tới cuộc sống của bạn khi bạn về hưu. Bạn có thể sẽ mắc kẹt trong một vòng xoáy đi làm – trả nợ - tiêu xài – mắc nợ - đi làm. Hãy tiết kiệm một khoảng đáng kể để dành cho những trường hợp rủi ro trong cuộc sống. Những người khôn ngoan nhất cũng không thể chuẩn bị cho mọi rủi ro khi chúng xảy ra được. Nhưng việc suy nghĩ về chúng sẽ cho bạn cơ hội để có những chuẩn bị về tâm lý và bạn sẽ không lâm vào trạng thái bị động khi rắc rối đến. Bạn sẽ có thể định hình cuộc sống và những mục tiêu của mình với những thay đổi bất ngờ của tương lai Lập kế hoạch tài chính hằng năm cho bạn cơ hội để nhìn lại những mục tiêu, cải thiện chúng, và đánh giá những việc bạn đã làm trong một năm qua. Nế

Trả nợ - Tiết kiệm – Đầu tư

Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn quyết định nên giải quyết vấn đề nào trước trong ba vấn đề trả nợ, tiết kiệm và đầu tư. Các khoản nợ từ gia đình, thẻ tín dụng, trả góp, nợ mua nhà, mua xe… Là những loại nợ mà nhiều người gặp phải khi bắt đầu tham gia vào lực lượng lao động. Giống như mọi nguời, bạn có thể đang phải đau đầu trong việc tìm kiếm giải pháp để trả các khoản nợ này cùng lúc với việc xây dựng một tài khoản tiết kiệm để đề phòng cho các trường hợp khẩn cấp (chưa đề cập đến tài khoản nghỉ hưu) Cố gắng để đưa ra quyết định cái nào nên làm trước cái nào nên làm sau trong hàng loạt các vấn đề tài chính quan trọng có thể dẫn đến stress nặng. Bạn lầm vào tình trạng, không xác định được mục tiêu tài chính nào là tốt nhất để dồn sự tập trung của mình vào giải quyết. Làm theo các bước dưới đây có thể giúp bạn có được một lộ trình hành động cụ thể. Bước 0. Thanh toán các khoản phải trả tối thiểu Bạn hãy cố gắng thanh toán tất cả các khoản nợ, lãi khi đến kỳ hạn ở mức tối thiểu.

Nguyên tắc 50/15/5

Nguyên tắc này không hướng dẫn quản lý chi tiêu đến từng xu. Nguyên tắc này tập trung vào 3 khoản mục là chi tiêu thiết yếu, tài khoản nghỉ hưu và tài khoản ngắn hạn. Nguyên tắc 50/15/5 là một cách đơn giản trong tiết kiệm và chi tiêu. Mục tiêu là phân bổ không quá 50% thu nhập cho nhu cầu thiết yếu, tiết kiệm 15% thu nhập cho tài khoản về hưu và giữ 5% thu nhập trong tài khoản ngắn hạn để đề phòng các sự kiện bất ngờ Tại sao lại là 50/15/5. Các chuyên gia đã phân tích kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu của hàng ngàn người dựa trên thành quả khi về hưu của họ để rút ra quy luật này. Đây là một hướng dẫn rất tốt giúp những người không có nhiều thời gian nhưng muốn có được sự ổn định tài chính và giữ được lối sống thường ngày của mình khi về hưu. a. 50% thu nhập cho chi phí thiết yếu Nhiều chi phí không có lựa chọn cắt giảm. Bạn cần phải ăn và bạn cũng cần một nơi để nghỉ ngơi. Cân nhắc phân bổ không quá 50% thu nhập của bạn vào những khoản bắt buộc phải chi trả này: Nơi ở: Tiền lãi vay

Bạn cần có 10 lần thu nhập ở tuổi 67 để về hưu

Bạn cần bao nhiêu tiền để về hưu là một câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Bên cạnh nhiều vấn đề không đo đếm được khác như: Khi nào thì bạn nghỉ hưu? Bạn sẽ chi tiêu khi nghỉ hưu thế nào? Và bạn sẽ nghỉ hưu bao lâu?... Dưới đây là những cột mốc mà bạn cần chú ý khi thiết lập kế hoạch nghỉ hưu của mình. Có thể bạn sẽ không trải qua tất cả những cột mốc. Nhưng theo dõi chúng sẽ giúp bạn triển khai kế hoạch nghỉ hưu của mình một cách hiệu quả hơn. Các chuyên gia khuyến nghị rằng, bạn cần tiết kiệm 15% thu nhập hằng năm của mình ở tuổi 25 và đầu tư nhiều hơn 50% các khoản tiết kiệm này vào chứng khoán trong suốt cuộc đời của bạn, sau đó nghỉ hưu ở tuổi 67 và có kế hoạch để duy trì phong cách sống khi về hưu của mình. Các chuyên gia chỉ ra rằng khi bạn nghỉ hưu ở tuổi 67 bạn nên có số tiền đáng giá gấp 10 lần chi tiêu hằng năm của mình. Điều này đảm bảo bạn sẽ chắc chắn có đủ kinh phí để duy trì cuộc sống khi về hưu. 10 lần chi tiêu hằng nay có thể là khá lớn. Tuy nhiên, bạn có nhiều

Bạn cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu?

Chìa khóa nắm giữ bí mật hoạch hưu trí của bạn đó là trả lời được cho câu hỏi: “Cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu?”. Nó phụ thuộc vào từng cá nhân, mức thu nhập cũng như lối sống của bạn khi bạn về hưu. Để ước lượng được số tiền cần có để nghỉ hưu bạn cần ý thức được độ tuổi hiện tại của mình và bao nhiêu nỗ lực bạn sử dụng để có thể theo đuổi các phương pháp tích lũy cho quá trình nghỉ hưu. 1. Bạn cần tiết kiệm bao nhiêu để nghỉ hưu Nhiều chuyên gia tài chính gợi ý rằng, bạn cần tiết kiệm được 10 lần thu nhập hằng năm của mình trước khi bạn nghỉ hưu và sau khi bạn nghỉ hưu bạn hãy sống chỉ với 80% mức thu nhập này. Ví dụ: Thu nhập hằng năm của bạn là 100tr vào năm bạn nghỉ hưu (70 tuổi). Bạn vẫn sống tốt với thu nhập này. Thì bạn cần 1 tỷ để có thể nghỉ hưu và sau khi nghỉ hưu bạn chỉ chi tiêu 80tr/ năm mà thôi. Dĩ nhiên số tiền này sẽ cần phải thay đổi tùy thuộc vào những nguồn thu nhập khác nhau khi bạn về hữu. Như lương hưu từ chính phủ, chế độ trợ cấp, an sinh xã hội cũng như khả

1% những người giàu nhất nắm giữ 63% tổng tài sản thế giới

Trong vòng 2 năm 2020-2022, 1% những người giàu nhất thế giới đã nắm giữ 2/3 tất cả tài sản mới được tạo ra trên thế giới. 1. Tình hình thực tế Tổng cộng có 42k tỉ USD tài sản được tạo ra trên thế giới trong 2 năm qua. Trong đó có 26k tỉ USD được nắm giữ bởi top 1% những người giàu nhất. 99% dân số còn lại của thế giới chỉ nắm giữ 16k tỉ USD. Tính trung bình, nếu một người bình thường nằm trong top 90% dân số thế giới kiếm được 1 USD thì 1 tỷ phú sẽ kiếm được gấp 1.7 triệu lần người đó. Xét về dài hạn hơn, tốc độ tăng trưởng tài sản toàn cầu đã tăng nhanh và người giàu đã sở hữu một nửa số của cải được tạo mới trong vòng 10 năm qua. 2. Tại sao người giàu lại càng giàu Người giàu chỉ áp dụng một nguyên tắc được gọi là “ hiệu ứng lợi nhuận tích lũy liên quan đến vốn” nói đơn giản hơn họ giàu có nhờ nắm giữ các tài sản trước đó và theo thời gian các tài sản này lại càng ngày càng tăng giá mạnh và họ càng ngày càng trở nên giàu có. Họ thường sử dụng tài sản hiện có để tạo ra thêm thu

Cá hộp để mua bán và cá hộp để ăn.

Ở Phương tây có một câu chuyện về “giá trị” của cá đóng hộp sẽ giúp chúng ta hiểu và phân loại các nhà đầu tư thuộc trường phái đầu cơ hay đầu tư một cách dễ dàng. Nó thực sự hữu ích khi áp dụng câu truyện này vào thị trường tài chính bây giờ. 1. Câu chuyện về cá đóng hộp Cá đóng hộp xuất hiện thường xuyên trong thực đơn của một ngôi làng ở phương Tây đến nỗi mọi người trong làng không để tâm tới giá cả của chúng. Vào một năm mất mùa, những người ngư dân không kiếm đủ cả để đóng hộp phục vụ nhu cầu của người dân trong làng. Sự thiếu hụt trong ngắn hạn đẩy giá cá hộp tăng cao. Chẳng bao lâu sau, việc mua bán cá hộp để kiếm lời diễn ra sôi nổi khắp trong làng. Mọi người truyền tai nhau “Bạn sẽ không thể nào nghèo nếu sở hữu những hộp cá hộp”. Bởi thế, giá cả cứ tăng đột biến. Vào một ngày đẹp trời, Một khách du lịch với chiếc bụng đói và không biết đến tình trạng giao dịch sôi động ở ngoài thị trường của những hộp cá hộp. Người này đã mua một hộp cá và mở nắp hộp ra để thưởng thức n

Các điểm chung của nhà đầu tư thành công

Trong cuộc sống, những sự vật có cùng tính chất nào đó, luôn có những đặc điểm chung để hình thành nên tính chất đó. Trong đầu tư cũng vậy, những nhà đầu tư thành công dù có những phương pháp khác nhau tuy nhiên cũng đều có những đặc điểm chung nhất định. Dưới đây là những tính chất đó 1. Luôn có điểm dừng Những nhà đầu tư thành công luôn hiểu rõ đầu tư luôn đi kèm rủi ro, và việc không có ngưỡng dừng lỗ ở mỗi thương vụ giao dịch giống như điều khiển một cỗ xe trên đường mà không có phanh vậy. Có thể chúng ta may mắn thoát được một vài vụ giao dịch thua lỗ, tuy nhiên về lâu dài chắc chắn sẽ có những vụ thua lỗ tới mức không thể quay trở lại được nữa. Ngoài dừng lỗ ra, những nhà đầu tư thành công luôn biết có những thời điểm cần phải dừng giao dịch bởi họ hiểu rằng hệ thống giao dịch của họ chỉ phát huy hiệu quả trong một số điều kiện thị trường nhất định. Nếu gặp trường hợp ngược lại họ sẽ dừng giao dịch, trong khi những nhà đầu tư khác liên tục giao dịch hoặc thay đổi hệ thống giao

USD sẽ chết?

Gần đây, có nhiều bàn luận về tình trạng đồng USD đang bị suy giảm và có nguy cơ sẽ bị thay thế. Nhiều nhà kinh tế, chính trị gia, nhà đầu tư và các chuyên gia tài chính đã đưa ra những luận điểm cho rằng đồng USD đang đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế và chính trị. Những điều này sẽ làm cho đồng USD mất đi vị thế là đồng tiền dự trữ toàn cầu. Trong bối cảnh này, việc dự đoán tương lai của đồng USD là một vấn đề đáng quan tâm và cần được thảo luận 1. Lịch sử thống trị của đồng USD a. Sự vĩ đại của nước Mỹ Hoa kỳ là nước không bị tàn phá và được hưởng lợi rất lớn từ chiến tranh thế giới. Điều này đã giúp cho nền kinh tế Mỹ phát triển một cách mạnh mẽ sau thế chiến. Trong suốt thời kỳ chiến tranh, Mỹ đã phát triển một ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ vào sản xuất quân sự lớn đầy hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của quân đội. Sau chiến tranh, những cơ sở hạ tầng và khả năng sản xuất này đã được chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa dân sự, giúp nền kinh tế phát triển vượt trội. Mỹ cũ
Trang chủ


Fanpage Facebook